Đường Sắt Trên Cao Yên Viên Ngọc Hồi

Đường Sắt Trên Cao Yên Viên Ngọc Hồi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tạm dừng vận hành tuyến đường sắt trên cao Nhổn - ga Hà Nội

(PLVN) - Từ 5h30 đến 12h ngày 9/11, tuyến đường sắt trên cao Nhổn - ga Hà Nội sẽ tạm dừng khai thác, vận hành.

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) thông báo, tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao sẽ tạm dừng khai thác, vận hành trong sáng 9/11 để phục vụ công tác tổ chức lễ vận hành thương mại và gắn biển khánh thành công trình chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Thời gian tạm dừng vận hành bắt đầu từ 5h30 đến 12h ngày 9/11. Từ 12h cùng ngày, nhà ga tiếp tục phục vụ hành khách đi tàu.

Hanoi Metro đã thông báo trên hệ thống loa phát thanh trên tàu và tại các nhà ga dọc tuyến để hành khách nắm bắt thông tin.

Trước đó, ngày 8/8/2024, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao từ Nhổn đến ga S8 dài 8,5km chính thức vận hành thương mại phục vụ hành khách, đi qua 8 ga: Nhổn (S1); Minh Khai (S2); Phú Diễn (S3); Cầu Diễn (S4); Lê Đức Thọ (S5); Đại Học Quốc Gia (S6); Chùa Hà (S7); Cầu Giấy (S8). Đoạn tuyến ngầm (4 ga tiếp theo đến Ga Hà Nội) sẽ được vận hành vào cuối năm 2027.

Với thiết kế tối đa 80km/h, theo tính toán, tuyến có thể vận chuyển tối đa hơn 500.000 lượt hành khách/ngày đêm.

Giá vé tháng phổ thông là 200.000 đồng, vé ưu tiên giảm 50% cho hành khách là học sinh, sinh viên, công nhân các khu công nghiệp; mua theo hình thức tập thể từ 30 người trở lên có giá 140.000 đồng. Vé ngày 24.000 đồng, có thể đi toàn tuyến trong ngày. Vé qua các ga dọc đường từ 8.000 - 12.000 đồng.

Dự kiến, tuyến đường sắt đô thị số Nhổn - ga Hà Nội sẽ được kéo dài, tiếp tục đi ngầm dưới phố Trần Hưng Đạo và xuống phía nam của TP Hà Nội tới Hoàng Mai, thêm 8km ngầm. Phần tuyến kéo dài này sẽ được hỗ trợ tài chính từ các nhà tài trợ châu Âu là Cơ quan phát triển Pháp và Ngân hàng đầu tư châu Âu và Ngân hàng phát triển châu Á.

Chiều 7/8, đại diện Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội thông tin: Đoạn trên cao từ Nhổn đến Cầu Giấy, tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn-ga Hà Nội, bao gồm 8 ga: Nhổn (S1); Minh Khai (S2); Phú Diễn (S3); Cầu Diễn (S4); Lê Đức Thọ (S5); Đại Học Quốc Gia (S6); Chùa Hà (S7); Cầu Giấy (S8).

Trong 3 tháng đầu vận hành tuyến, tàu chạy chuyến đầu tiên vào 5 giờ 30 phút sáng; chuyến cuối cùng trong ngày vào 22 giờ đêm. Tần suất chạy tàu là 10 phút/chuyến.

Riêng ngày đầu tiên (ngày 8/8) mở tuyến đầu tiên từ 8 giờ sáng. Trong thời gian tiếp theo, tùy theo nhu cầu hành khách, đơn vị vận hành sẽ điều chỉnh cho phù hợp để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến.

Về giá vé, vé đi một ga là 8.000 đồng, vé đi cả tuyến là 12.000 đồng/lượt.

Vé ngày là 24.000 đồng, có giá trị trong một ngày và không hạn chế số lượt.

Vé tháng là 200.000 đồng/tháng.

Vé tháng dành cho học sinh, sinh viên là 100.000 đồng/tháng.

Vé tập thể giá 140.000 đồng/tháng, nếu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mua theo hình thức tập thể từ 30 người trở lên.

Thực hiện chính sách vé miễn phí các cho đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐND ngày 10/07/2019 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, tàu Nhổn-ga Hà Nội miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, người có công, người cao tuổi trên 60 tuổi, người khuyết tật.

Đặc biệt, trong 15 ngày đầu tuyến đi vào khai thác thương mại, toàn bộ hành khách được phục vụ miễn phí theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.

Khi hoàn thành toàn bộ tuyến dài 12,5km, bao gồm cả đoạn trên cao và đoạn ngầm, tuyến đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội là tuyến đường hướng tâm, chạy từ khu vực ven Thủ đô vào sâu trong nội thành (ga Hà Nội), khi khai thác sẽ giúp giao thông Hà Nội giảm được áp lực phương tiện, ùn tắc, giảm áp lực cho các tuyến buýt cùng lộ trình.

Phương án tăng cường kết nối, trung chuyển hành khách bằng xe buýt cũng đã được Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội hoàn thiện.

Theo đó, dọc trục tuyến đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội có 36 tuyến buýt đang hoạt động.

Trong đó, có 33 tuyến trợ giá và 3 tuyến không trợ giá; 2 điểm trung chuyển khách tại Cầu Giấy và Nhổn; 32 điểm dừng xe buýt (chiều Cầu Giấy-Nhổn có 16 điểm dừng, chiều Nhổn-Cầu Giấy có 16 điểm dừng).

Tuyến đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội là tuyến đường sắt đô thị thứ hai của thành phố Hà Nội được đưa vào hoạt động, sau tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông được vận hành từ tháng 11 năm 2021.

Từ ngã ba Pháp Vân - Giải Phóng đi qua xã Hoàng Liệt, thị trấn Văn Điển đến cầu Ngọc Hồi (đường rẽ vào Di tích Quang Trung, xã Ngọc Hồi). Đường đi trên đất huyện Thanh Trì.

Đường Ngọc Hồi dài 5.000m, rộng 36m.

Tên đường mới đặt tháng 8/2005.

Ngọc Hồi từ trước thế kỷ XX là một ấp của Vĩnh Khang, vào thời Nguyễn là một thôn của Vĩnh Trung sau tách ra làm xã riêng. Sau năm 1945, có thời kỳ là xã Việt Hưng, huyện Thường Tín, năm 1965 đổi lại là xã Ngọc Hồi, huyện Thường Tín, Hà Tây. Năm 1979 nhập vào huyện Thanh Trì - Hà Nội. Xã Ngọc Hồi hiện có ba thôn: Ngọc Hồi, Lạc Thị và Yên Kiện. Tại Ngọc Hồi đã ghi dấu trận chiến thắng oanh liệt của nhà Tây Sơn trong chiến dịch giải phóng Thăng Long vào đầu xuân Kỷ Dậu 1789. Nguyên cuối năm 1788 quân Thanh chiếm Thăng Long, chúng lập một cứ điểm vững chắc ở đất Ngọc Hồi để bảo vệ Thăng Long. Tại đây chúng có tới 3 vạn quân và nhiều tướng lĩnh giỏi. Chúng hy vọng cứ điểm này sẽ chặn bước tiến và tiêu diệt được đại quân Tây Sơn. Nhưng với chiến lược chiến thuật thiên tài của Nguyễn Huệ, ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu (30/1/1789) quân Tây Sơn đã tấn công và phá tan đại đồn Ngọc Hồi, tieu diệt hàng vạn quân địch và tiến thẳng vào giải phóng Thăng Long.