Một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản đứng đầu Thế Giới chính là Mỹ. Nhưng để đưa được sản phẩm đến thị trường Hoa Kỳ là điều không hề dễ dàng chút nào! Vì thế, bạn phải nắm rõ tất cả tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Mỹ và cập nhập thông tin thường xuyên. Để rõ hơn những quy định này hãy cùng chúng tôi xem ngay bài viết nhé!
Một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản đứng đầu Thế Giới chính là Mỹ. Nhưng để đưa được sản phẩm đến thị trường Hoa Kỳ là điều không hề dễ dàng chút nào! Vì thế, bạn phải nắm rõ tất cả tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Mỹ và cập nhập thông tin thường xuyên. Để rõ hơn những quy định này hãy cùng chúng tôi xem ngay bài viết nhé!
Chính phủ Hoa Kỳ áp dụng luật khủng bố sinh học yêu cầu tất cả nhà sản xuất ở mọi quốc gia khác phải đăng ký thông tin với cơ quan thực phẩm, dược phẩm FDA trước khi xuất khẩu mặt hàng nông sản đến Mỹ. Cụ thể, chương trình ghi nhãn mác xuất xứ 30/09/2008 yêu cầu phải ghi rõ nhãn mãn với một số mặt hàng nông sản. Chính sách COOL giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ dàng hơn.
Tham khảo thông tin chính trên trang web: http://www.ams.usda.gov/cool/ và https://www.fda.gov/about-fda/fda-organization/center-food-safety-and-applied-nutrition-cfsan
Tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật sẽ được cơ quan thanh tra sức khỏe Động Thực Vật kiểm tra chặt chẽ, chứng nhận tất cả lô hàng đạt chuẩn trước khi xuất cảng. Nếu có bất cứ vấn đề nào xảy ra như sâu hại, hóa chất, mầm bệnh,…Ngay lập tức sản phẩm sẽ bị hủy, cấm vận chuyển. Nghiêm trọng hơn sản phẩm sẽ bị tiêu hủy công khai.
Tham khảo thông tin chính trên trang web: http://www.aphis.usda.gov/ppq/permits.
Hải quan là nơi cấp phép cho tất cả sản phẩm Hoa Kỳ khi đã được kiểm định APHIS và FDA kiểm tra tại cảng nhập khẩu. Tại đây, nhà sản xuất nông sản, thương lái phải đóng thuế đóng thuế khi đã xác định trọng lượng, giá trị, kiểu dáng, nguồn gốc,…Để hoạt động xuất khẩu diễn ra nhanh chóng, các nước phải hoàn khai báo trước khi nhập chứng từ kiểm dịch thực vật.
Thông tin khai báo hải quan tại website:www.aphis.usda.gov/ppq/precealrance.
Hầu như tất cả các mặt hàng nông sản khi xuất khẩu đều phải bắt buộc đáp ứng đúng tiêu chuẩn nước sở tại. Nếu không tuân thủ bất kể là một hoặc một số tiêu chuẩn chắc chắn lô hàng nông sản sẽ bị từ chối ngay tại cảng. Vì thế, bạn phải nắm rõ tất tần tận về quy định để đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt chuẩn nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng tại Mỹ.
Một sản phẩm muốn xuất sang Hoa Kỳ, đầu tiên phải đảm bảo chất lượng nông sản an toàn chất lượng. Người tiêu dùng ngày nay rất thông minh, họ không tin qua những lời quảng cáo sản phẩm xa hoa, mà họ sẽ trực tiếp tìm hiểu thông tin như nguồn gốc, chủng loại, số lượng, hạn dùng,…để đối chứng. Vấn đề sức khỏe luôn được người Mỹ đặt lên hàng đầu và khắt khe khi lựa chọn hoa củ quả. Bên cạnh đó, bao bì là một trong những yếu tố tạo độ uy tín niềm tin cho khách hàng. Để tạo ấn tượng tốt, nhà sản xuất nông sản Việt Nam phải thiết kế nhãn mác độc quyền, góp phần xây dựng thương hiệu vững mạnh tại Hoa Kỳ.
Mức dư lượng tối đa cho thuốc bảo vệ thực vật được thiết lập bởi cơ quan bảo vệ môi trường EPA và quản lý thực phẩm, dược phẩm ngay tại điểm nhập khẩu cho tất cả mặt hàng nông sản. FDA giám sát an toàn thực phẩm thông qua:
An toàn thực phẩm luôn đóng vai trò quan trọng và luôn đặt lên hàng đầu đảm bảo sức khỏe tuyệt đối cho người tiêu dùng.
Tham khảo thông tin chính trên trang web: https://www.fda.gov/food/chemicals-metals-pesticides-food và https://www.epa.gov/safepestcontrol
Quá trình xuất khẩu mặt hàng nông sản sang Hoa Kỳ còn gặp khá nhiều khó khăn như:
Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Mỹ vô cùng khắt khe và phải đạt nhiều chất lượng nghiêm ngặt, Mỹ là quốc nhập khẩu nông sản vô cùng tiềm năng cho Việt Nam. Vì thế, thương lái xuất khẩu nông sản sang Mỹ cần phải hiểu và nắm rõ tiêu chuẩn để không vi phạm nhé! Tất cả nhằm mục đích mở rộng thị phần kinh doanh và xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam vững mạnh trong lòng khách hàng tại Hoa Kỳ nói riêng và Thế Giới nói chung.
TẬP ĐOÀN LIÊN DOANH HỒNG THÁI – GO GO
Địa chỉ: Số 10, ngõ 5 – Đồng Tiến – Hồng Hà – Huyện Đan Phượng – Thành Phố Hà Nội.
Hotline: 0985.897.585 – 0973.897.585- 0919.621.655
Website: https://hongthaigroup.com
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NNPTNT), bất chấp COVID-19, kim ngạch xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang Mỹ vẫn tăng mạnh và có khả năng mức tăng này vẫn duy trì trong nhiều tháng tới. Về thị trường XK hàng hóa trong quý I/2021, Mỹ là thị trường XK lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 21,2 tỉ USD, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Trung Quốc đạt 12,5 tỉ USD, tăng 34,3%; thị trường EU đạt 9,6 tỉ USD, tăng 14,2%; thị trường ASEAN đạt 6,5 tỉ USD, tăng 3,4%; Hàn Quốc đạt 5 tỉ USD, tăng 6,4%; Nhật Bản đạt 4,9 tỉ USD, giảm 1,5%.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), trong 3 tháng đầu năm 2021, XK rau quả sang thị trường Mỹ đứng thứ 2 (sau Trung Quốc), với kim ngạch 23,4 triệu USD, chiếm 4,2% thị phần, tăng 3,7%; XK càphê sang Mỹ tăng 7,2%; XK điều của Việt Nam sang Mỹ chiếm 21,5%; xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đạt gần 189,15 triệu USD, chiếm 18,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2020…
Thống kê của Bộ Công Thương cũng cho thấy, trong nhóm hàng XK chính, ngay từ tháng đầu tiên của năm 2021, XK vào thị trường Mỹ đã tăng trưởng rất mạnh: Ở nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện, giá trị XK trong tháng 1.2021 đạt 6,1 tỉ USD, tăng 1,49 tỉ USD so với tháng trước và tăng 3,4 tỉ USD so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng XK máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng XK sang Mỹ trong tháng 1.2021 đạt 1,58 tỉ USD, tăng mạnh 215%… Cùng với Đức và Italia, Mỹ là thị trường tiêu thụ càphê lớn của Việt Nam với thị phần 7,2% trong quý I/2021. Đối với mặt hàng hạt điều, XK sang Mỹ cũng chiếm tỉ lệ cao nhất với 25,1% – thuộc nhóm cao nhất trong top 3 nước (gồm Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan)…
Duy trì tỉ lệ XK lạc quan trong năm 2021
Theo Bộ Công Thương, sự lạc quan về nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ là nguyên nhân chính khiến lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ liên tục tăng trong những tuần gần đây.
Tại Mỹ, chỉ số quản lý sức mua (PMI) tổng hợp cho cả lĩnh vực dịch vụ và sản xuất của Mỹ do IHS Markit công bố đạt mức 58,8 điểm trong tháng 2.2021, cao hơn so với mức 58,7 điểm trong tháng trước đó. Trong đó, PMI sản xuất đứng ở mức 58,5 điểm và PMI dịch vụ đạt 58,9 điểm. Ngoài ra, doanh số bán nhà có sẵn tại Mỹ trong tháng 1.2021 đã tăng 0,6% so với tháng trước lên mức 6,69 triệu, cao hơn so với mức 6,61 triệu căn như dự báo trước đó. Trước xu hướng tăng tốc của kinh tế Mỹ, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ theo tính toán của Conference Board đã tăng lần thứ hai liên tiếp, đạt 91,3 điểm trong tháng 2.2021, cao hơn so với mức 88,9 điểm trong tháng 1.2021 và cũng cao hơn so với mức ước tính đạt 90 điểm trước đó. Điều này cho thấy sức tiêu dùng thị trường khởi sắc trở lại và đây chính là cơ hội cho XK hàng hóa của Việt Nam khi nhiều nền kinh tế vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề của COVID-19 thì Việt Nam đã khống chế khá tốt dịch bệnh này.
Ông Cao Hữu Hiếu – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam – cũng bày tỏ sự lạc quan, tin tưởng về XK vào thị trường Mỹ khi từ 5 năm nay Việt Nam luôn xếp thứ 2 về tăng trưởng, thị phần và cho đến nay, XK vào Mỹ vẫn đang rất ổn định.
Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) – cũng đưa ra nhận định: Dù dịch COVID-19 từng bước được khống chế, thì vẫn gây tác động lâu dài trong khoảng vài năm tới. Chính vì vậy, thương mại điện tử, chuyển đổi số đang là vấn đề cấp thiết cần được lưu tâm đầu tư, phát triển. Trong lĩnh vực về xuất nhập khẩu, hiện nay, Bộ Công Thương đang xem xét để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược mới về hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn sắp tới, vừa là để thay thế chiến lược 10 năm vừa qua. Chính phủ, các bộ, ngành, các địa phương và doanh nghiệp cần xác định hướng đi mới trong bối cảnh thế giới đã có rất nhiều thay đổi hiện nay, sau đại dịch sẽ còn thay đổi nhiều nữa, môi trường kinh doanh đang từng bước chuyển sang giai đoạn mới trên phạm vi toàn cầu.