Thời Gian Sự Ra Đời Của Thiên Chúa Giáo

Thời Gian Sự Ra Đời Của Thiên Chúa Giáo

*Việc dự báo thời tiết trên thế giới ra đời như thế nào? Ở Việt Nam, cơ quan chuyên ngành về khí tượng được thành lập từ bao giờ? (Hoàng Văn Thành, Sơn Trà, Đà Nẵng).

*Việc dự báo thời tiết trên thế giới ra đời như thế nào? Ở Việt Nam, cơ quan chuyên ngành về khí tượng được thành lập từ bao giờ? (Hoàng Văn Thành, Sơn Trà, Đà Nẵng).

Phù Đồ Duyên: Đưa những trải nghiệm bản thân vào nhân vật

Trong những nhân vật Hà Nhuận Đông từng đảm nhận như: Lữ Bố, Bộ Kinh Vân, Hạng Vũ… đa số đều là những hình tượng nam tử hán đại trượng phu sở hữu võ công cao cường. Lần này, anh bức phá bản thân trong Phù Đồ Duyên khi đảm nhận vai Mộ Dung Cao Củng mang “bản chất xấu xa trong hình tượng yếu đuối”. Hình tượng nhân vật này có lẽ sẽ không thể được yêu mến, nhưng lại cho anh một cơ hội lớn để phát huy khả năng.

“Con người sợ nhất điều gì, sợ nhất chính là sống trong một vòng an toàn.” Hà Nhuận Đông không giới hạn bản thân trong nghiệp diễn, nam diễn viên sẵn sàng mạo hiểm bước ra khỏi ngoài vùng an toàn. Cho dù vấp ngã cũng chẳng sao, chỉ cần ra khỏi vòng tròn được thiết lập thì mới có thể bước ra thế giới rộng lớn ngoài kia.

Từ bị người khác bắt nạt đến "hắc hóa" trong sự tương phản trước sau của Phúc vương, Hà Nhuận Đông đã thể hiện một cách ấn tượng, nhập vai trọn vẹn. Để diễn cho ra nhân vật Phúc vương, anh đã thay đổi hình thể được chăm chút trước đó trong Phi Hồ Ngoại Truyện. Anh cố tình tăng thêm trọng lượng cơ thể, "xóa bỏ" gương mặt khí chất mạnh mẽ, cường hãn mà thay vào đó là vẻ mặt rất mềm yếu trông giống như một người mắc chứng tự kỷ.

Hà Nhuận Đông đã rất chú tâm vào thiết lập nhân vật Phúc vương, những gì khán giả được xem trên màn ảnh là kết quả sau khi anh đã xem xét, thấu hiểu nhân vật. Trong thời gian học tập tại nước ngoài khi còn là học sinh trung học phổ thông, Hà Nhuận Đông từng mắc chứng tự kỷ nhẹ. Anh không có nhiều bạn bè, thường xuyên lủi thủi một mình. Đến khi lên đại học, Hà Nhuận Đông bắt đầu đam mê mỹ thuật, hàng ngày nhốt mình trong phòng hàng giờ đồng hồ chú tâm vẽ tranh. Trải nghiệm này cùng với Phúc vương suốt ngày chỉ biết làm đèn lồng rất giống nhau. “Cảm giác bị bắt nạt dẫn đến không có chút tự tin rất giống với thời học sinh của tôi, cho nên tôi rất hiểu nỗi lòng của nhân vật này.”

Dáng vẻ khom lưng, ánh mắt né tránh, nói chuyện ngập ngừng e ngại… Bởi vì từng trải qua, nên rất hiểu cảm giác tự ti từ trong ra ngoài. Hà Nhuận Đông hy vọng khán giả có thể phát hiện những chi tiết dụng tâm này của anh, qua tình tiết cùng Phúc vương, đối thoại cùng với chính con người thật của anh.

Nếu như Hà Nhuận Đông vẫn ở tuổi đôi mươi, có lẽ anh ấy sẽ lựa chọn trốn tránh những điều không vui thời niên thiếu. Nhưng nay anh ấy đã trưởng thành, nên sẽ đem tất cả những gì đã trải qua đút kết thành những kinh nghiệm quý báu. Trong quá trình diễn xuất, anh mong muốn truyền tải nhiều năng lượng hơn: “Thiếu đi những giai đoạn tăm tối của đời người, bạn sẽ không trân quý thời gian yên bình. Hơn nữa, có một số kinh nghiệm, rất nhiều việc tôi sẽ nhìn theo những góc độ phong phú hơn.”

Nói về vượt qua giới hạn: Không dễ dàng dùng hứng thú để thử thách nghề nghiệp

Kỷ luật tự giác là một trong những đặc điểm đầu tiên của Hà Nhuận Đông, nhưng thỉnh thoảng cuộc sống của anh cũng gặp phải sự “bừa bộn”. Có khi kéo dài thời gian xem kịch bản, chiếm dụng thêm nhiều thời gian để chơi game, sẽ lười biếng không giữ thói quen rèn luyện sức khỏe. Nhưng theo lời anh chia sẻ, sau khi ăn gà rán hay lãng phí thời gian đã biến cảm giác “tội lỗi” trở thành một dạng năng lượng khiến anh phải tập luyện nhiều hơn, tập nhiều bài tập hơn trong phòng tập và cải thiện hiệu quả của mình: “Tôi cảm thấy có khi nên tùy ý một chút, nó sẽ trở thành cách bạn hồi phục năng lượng, sau đó bạn sẽ ép bản thân càng phải nỗ lực thêm chút nữa.”

Trong những năm gần đây, các cuộc thi âm nhạc và chương trình tạp kỹ đã thu hút được sự quan tâm rộng khắp, nhiều cư dân mạng mong đợi Hà Nhuận Đông – người từng gia nhập giới giải trí với tư cách ca sĩ, sẽ thể hiện khía cạnh liên quan đến âm nhạc của mình trong các chương trình tương tự như Call Me by Fire (披荆斩棘的哥哥) . Nhưng sao nam cho rằng, có vô số những ca sĩ ưu tú trong khi bản thân anh vẫn chưa đạt đến một đỉnh cao nhất định trong âm nhạc. Do đó, anh cho rằng vẫn nên làm tốt công việc của mình trước: "Đừng dùng hứng thú của bản thân để thách thức chuyên ngành của người khác".

Nói về thay đổi: Chấp nhận thế giới với tốc độ gấp bội

Hoạt động vững chắc trong giới giải trí đã nhiều năm, Hà Nhuận Đông cảm nhận rõ được sự biến hóa kinh khủng của nghề diễn viên. Trước đây, mọi người có thể đủ kiên nhẫn để ngồi trước tivi xem một bộ phim thật chậm rãi. Giờ đây, mọi người có thể xem phim bất cứ lúc nào, lựa chọn xem hoặc không xem, hoặc tua nhanh,… Thậm chí, họ có thể lựa chọn xem các clip review phim. Chính điều đó cũng đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự lựa chọn phương thức biểu diễn đối với diễn viên, bất kể là tiết tấu cốt truyện hay tốc độ thoại, hành động đều phải tăng tốc tương ứng.

Đối mặt với sự thay đổi như vậy, Hà Nhuận Đông có thể nhanh chóng nắm bắt và thích nghi. Giống như máy chụp ảnh đã thay đổi từ phim sang kỹ thuật số, ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình cũng sẽ có những thay đổi của riêng nó: “Nếu không công nhận hoặc không chấp nhận, vậy thì bạn sẽ bị đào thải”. Anh ấy sẽ thay đổi và tiến bộ cùng với thời đại, đồng thời học cách thể hiện nội tâm của các nhân vật trong thời gian ngắn nhất nhưng vẫn tròn đầy cảm xúc, khiến khán giả cảm nhận được và đồng cảm cùng nhân vật.

Bất kể thay đổi như thế nào, Hà Nhuận Đông vẫn sẽ giữ vững một số nguyên tắc. Anh ấy nhận định diễn viên là một công việc như bao ngành nghề khác. Nếu như mắc bệnh ngôi sao, tự cao tự đại, không tuân thủ quy tắc, hay đến phim trường muộn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ, ảnh hưởng thời gian của mọi người, tạo áp lực lớn cho nhân viên. Diễn viên cần phải suy nghĩ cho cả đoàn phim để cùng tạo nên bầu không khí hòa hợp và sáng tạo. “Diễn viên có thể suy nghĩ cho người khác mới là một diễn viên tốt”. Hà Nhuận Đông dùng hành động thực tế để chứng minh, tích lũy càng nhiều kinh nghiệm càng có thể đơn giản hóa và tập trung vào sự thuần khiết trên con đường diễn xuất.

Dù đã gần như trải qua thời kỳ hoàng kim, đỉnh cao của sự nghiệp nhưng Hà Nhuận Đông vẫn là một trong số những cái tên ghi dấu ấn đặc biệt trong lòng khán giả thế hệ 8x, 9x. Ở tuổi gần 50, nam diễn viên vẫn giữ thái độ toàn tâm với nghiệp diễn, nỗ lực mang đến các nhân vật hoàn hảo nhất lên màn ảnh.

Cùng VOH Giải trí cập nhật những thông tin sao nhanh nhất tại chuyên mục tin sao.

200 năm trước có ai nghĩ được chúng ta có thể trò chuyện với nhau trực tiếp với một người cách chúng ta nữa vòng trái đất, có ai tưởng tượng được chiếc máy ảnh sẽ như thế nào? Tất cả cứ như là những điều hoang tưởng ở thời điểm đó.

Trong thời kỳ phát triển như hiện nay thì khoa học công nghệ chiếm vị trí cực kỳ quan trọng trong guồng máy vận hành của nhiều lĩnh vực: kinh tế, tài chính, giải trí, du lịch, dịch vụ, giao thông vận tải...

Hãy cùng điểm lại quá trình hoạt động của công nghệ trong 7 lĩnh vực cơ bản suốt 200 năm qua bằng Infographic dưới đây.

Nguyễn Phúc Thái là chúa Nguyễn có thời gian trị vì ngắn nhất. Lên ngôi năm 1687 thì đến năm 1691, ông ốm nặng qua đời, thọ 43 tuổi.

Lăng chúa Nguyễn Phúc Thái. Ảnh: Võ Thạnh

Lăng của chúa Nguyễn Phúc Thái có tên là Trường Mậu, nằm ở thôn Kim Ngọc, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay. Lăng ở phía tả ngạn dòng Tả Trạch, cách bờ sông chừng 1,5 km, trên một quả đồi cao. Lăng xoay mặt về hướng bắc, trước mặt có hồ rộng.

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những biểu trưng thể hiện chủ quyền và bản sắc của riêng mình. Quốc kỳ nền đỏ sao vàng rực rỡ, tươi thắm, xứng đáng là một biểu tượng đặc biệt, thiêng liêng, cao quý và đầy tự hào của nước Việt Nam.

Từ đầu những năm 1930, trong các cuộc đấu tranh cách mạng Việt Nam, đã thấy xuất hiện lá cờ đỏ có ngôi sao vàng 5 cánh nhưng được lồng trên hình búa liềm. Cuối năm 1940, phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp và phátxít Nhật diễn ra mạnh mẽ tại các tỉnh miền Nam. Từ ngày 21 đến 23/9/1940, Xứ ủy Đảng Cộng sản Đông Dương ở Nam Kỳ tiến hành họp mở rộng, bàn kế hoạch khởi nghĩa. Trước lúc khởi nghĩa, một vấn đề quan trọng đặt ra là cần có một lá cờ để khẳng định tổ chức, thống nhất hiệu lệnh chỉ huy và động viên quần chúng. Cuộc họp Xứ ủy Nam Kỳ quyết định phát động khởi nghĩa vào ngày 23/11/1940 và thực hiện di huấn của Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng - lấy cờ đỏ sao vàng làm lá cờ khởi nghĩa với ước muốn là sau khi đánh đổ thực dân đế quốc sẽ thành lập nước Việt Nam cộng hòa dân chủ và Quốc kỳ Việt Nam sẽ là lá cờ đỏ có ngôi sao vàng 5 cánh ở giữa.

Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến (sinh ngày 5/3/1901 tại Hà Nam, là một chiến sĩ cách mạng nhiệt tình và tài hoa) được trao nhiệm vụ sáng tác mẫu cờ. Sau nhiều ngày suy nghĩ, miệt mài phác thảo, đồng chí Tiến đã hoàn thành sứ mệnh đặc biệt này: Tạo ra lá cờ hình chữ nhật có ngôi sao vàng 5 cánh nằm giữa nền đỏ tươi. Chiều rộng lá cờ bằng 2/3 chiều dài. 5 đỉnh của ngôi sao nằm trên đường tròn có tâm tại chính tâm lá cờ và bán kính bằng 1/5 chiều dài lá cờ (tức bằng 3/10 chiều rộng). 5 đỉnh còn lại của hình thập giác thể hiện ngôi sao đều nằm trên đường tròn đồng tâm mà bán kính bằng 1/10 chiều dài lá cờ (như vậy, mẫu ngôi sao này hơi khác - đầy đặn hơn - ngôi sao trên Quốc kỳ Việt Nam hiện nay). Nguyễn Hữu Tiến cũng sáng tác một bài thơ đầy tâm huyết về lá cờ:

Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc

Nền cờ thắm máu đào vì đất nước

Đứng lên mau hồn nước gọi  ta rồi

Hỡi sĩ - công - nông - thương - binh

Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.

Ban lãnh đạo khởi nghĩa khi đó là Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai... rất tâm đắc và đã chuẩn y mẫu cờ trên. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp với biểu tượng cờ đỏ sao vàng, làm lao đao chính quyền đô hộ. Chúng đàn áp khốc liệt. Hàng ngàn người bị bắt, tra tấn và giết hại. Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến đã anh dũng hy sinh trước họng súng quân thù ngày 28/8/1941 cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai... Trước lúc ngã xuống, đồng chí đã kịp gửi lại một bài thơ động viên đồng bào, chiến sĩ, với những câu tràn trề tinh thần lạc quan cách mạng:

... Anh em đi trọn con đường nhé

Cờ đỏ sao vàng sáng tương lai...

Trung tuần tháng 5/1941, tại rừng Khuổi Nậm thuộc Pắc Bó (Hà Quảng - Cao Bằng), lãnh tụ Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh). Tháng 9/1941, văn kiện Chương trình Việt Minh được soạn thảo, trong đoạn mở đầu ghi rõ: “Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp, Nhật, sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lấy cờ đỏ sao vàng 5 cánh làm Quốc kỳ”. Đây được coi là văn bản đầu tiên chính thức quy định Quốc kỳ của nước Việt Nam là cờ đỏ sao vàng.

Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) đã thống nhất quyết định Quốc kỳ Việt Nam là nền đỏ, ở giữa có một sao vàng năm cánh.

Quốc kỳ nền đỏ sao vàng rực rỡ, tươi thắm trong các sự kiện

Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay, đỏ rực cả Quảng trường. Ngày 5/9/1945, Bác ký Sắc lệnh số 5-SL ấn định Quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá I, ngày 2/3/1946, Bác phát biểu khẳng định: “Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa năm 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu Á sang châu Âu, từ châu Âu về châu Á; cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi Quốc kỳ và Quốc ca…”, toàn thể đại biểu Quốc hội đã biểu quyết nhất trí cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ nước ta. Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam thông qua cuối năm 1946 cũng quy định rõ: “Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”.

Sau ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông Việt Nam đã liền một dải. Từ ngày 24/6 đến 3/7/1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp tại Thủ đô Hà Nội, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng, đổi Quốc hiệu là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và công nhận Quốc kỳ Việt Nam nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 đều chính thức hóa, cụ thể hóa mô hình Quốc kỳ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, bùng lên giả thuyết đồng chí Nguyễn Hữu Tiến (1901-1941) không phải là tác giả cờ đỏ sao vàng, mà người ấy là đồng chí Lê Quang Sô (1894-1978). Theo đó, được sự phân công của Tỉnh ủy Mỹ Tho (nay là Tỉnh ủy Tiền Giang), từ đầu năm 1940, đồng chí Lê Quang Sô đã tìm kiếm, phác thảo nhiều mẫu quốc kỳ và đến tháng 4/1940 chọn vẽ mẫu nền đỏ sao vàng. Tháng 7/1940, hội nghị Xứ ủy Nam Kỳ đã phê duyệt mẫu nền đỏ sao vàng và lấy đó làm lá cờ chính thức trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ tháng 11/1940… Cùng với ảnh hưởng của giả thuyết này, trong Công văn số 1393/VHTT-BTCM mà Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Lưu Trần Tiêu ký ngày 18/4/2001 cũng ghi rõ: “Tất cả các nguồn tài liệu hiện có tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốc”. Dù vậy, đến nay, tranh luận về tác giả vẽ Quốc kỳ vẫn chưa ngã ngũ, nhưng quan điểm “đồng chí Nguyễn Hữu Tiến chính là tác giả vẽ Quốc kỳ” vẫn được đông người ủng hộ hơn.

Về ý nghĩa hình thức Quốc kỳ, nền đỏ tươi tượng trưng cho màu máu đỏ, màu nhiệt huyết cách mạng, màu sinh lực và chiến đấu, chiến thắng; sắc vàng tươi của ngôi sao tượng trưng cho màu da vàng, cho sự rạng rỡ của linh hồn dân tộc Việt Nam; 5 cánh sao là sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp nhân dân (sĩ, công, nông, thương, binh) trong sự nghiệp dựng, giữ và phát triển đất nước. Về định dạng hình thức Quốc kỳ, nền Quốc kỳ màu đỏ tươi, hình chữ nhật với chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh màu vàng tươi; tâm ngôi sao trùng với điểm giữa (điểm giao nhau của hai đường chéo) Quốc kỳ; khoảng cách từ tâm ngôi sao đến đầu mỗi cánh sao bằng một phần năm chiều dài Quốc kỳ; một cánh sao có trục từ đỉnh vuông góc với cạnh dài Quốc kỳ và hướng thẳng lên phía trên theo đầu cột treo Quốc kỳ; từ đầu mỗi cánh sao đến đầu cánh sao đối diện (cách 1 cánh) là đường thẳng, không phình ở giữa, cánh sao không bầu; hai mặt Quốc kỳ đều có sao vàng trùng khít nhau. Hiến pháp năm 2013 hiện hành tiếp tục khẳng định và chính thức hóa mô hình Quốc kỳ Việt Nam bằng quy định tại Khoản 1 Điều 13: “Quốc kỳ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”./.