Giữ vệ sinh môi trường trường học sạch sẽ đảm bảo điều kiện học tập và giảng dạy an toàn cho sức khỏe
Giữ vệ sinh môi trường trường học sạch sẽ đảm bảo điều kiện học tập và giảng dạy an toàn cho sức khỏe
Vệ sinh môi trường bệnh viện là điều hết sức quan trọng, mang đến một môi trường tốt nhất cho quá trình thăm khám và chữa trị của bác sĩ và bệnh nhân. Vì vậy, việc vệ sinh môi trường trong bệnh viện cũng cần phải được thực hiện một cách chuẩn chỉ theo đúng quy định.
Quy trình vệ sinh bệnh viện gồm 4 bước:
Bước 1: Tìm hiểu, xác định nguyên tắc cơ bản của vệ sinh bệnh viện
Nguyên tắc cơ bản trước khi làm vệ sinh bệnh viện;
Nguyên tắc trong lúc vệ sinh bệnh viện;
Nguyên tắc cơ bản sau khi làm sạch bệnh viện.
Bước 2: Chuẩn bị trước khi làm vệ sinh môi trường bệnh viện
Đánh giá tình trạng các khu vực cần làm vệ sinh;
Chuẩn vị các phương tiện, dụng cụ, hóa chất vệ sinh.
Bước 3: Quy trình vệ sinh môi trường bệnh viện
Vệ sinh các bề mặt tại các khu vực phòng bệnh, phòng bác sĩ, phòng mổ, ….;
Vệ sinh nguồn nước trong bệnh viện.
Bước 4: Kiểm tra lại và giám sát tình trạng vệ sinh bệnh viện sau khi kết thúc quy trình làm việc.
Việc thực hiện các quy định vệ sinh trường học nên bắt đầu từ công tác xây dựng đúng chuẩn
Việc thực hiện các quy định vệ sinh trường học nên bắt đầu từ công tác xây dựng đúng chuẩn
Từ công đoạn thiết kế, xây dựng trường học bao gồm lớp học, các phòng chức năng, sân tập, công trình vệ sinh… nhà trường cũng như các cấp quản lý cần đảm bảo thực hiện đúng quy định về các tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, sắp xếp vị trí.
Các trang thiết bị dạy học cần tuân theo tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn từng cấp học như tiêu chuẩn bàn ghế, bảng biểu, đồ chơi… Các công trình phục vụ ngoài việc dạy và học như nhà vệ sinh, phòng y tế, nhà ăn… cũng cần tuân theo quy định.
Việc làm theo quy định không những mang đến các điều kiện tốt nhất cho học sinh, giáo viên mà còn tránh các rắc rối không đạt chuẩn về sau. Trường hợp trường không đủ điều kiện xây dựng như quy định, cần có những chỉ đạo từ các cấp phía trên.
Như đã nói ở trên, môi trường trong bệnh viện là môi trường hết sức nhạy cảm, tập trung nhiều các vi khuẩn, virus có hại. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ và đúng quy trình thì đây sẽ tác nhân lây lan bệnh dịch trong bệnh viện. Vì việc vệ sinh môi trường trong bệnh viện nhằm 3 mục đích sau:
– Tránh tình trạng lây nhiễm chéo trong bệnh viện
Vệ sinh môi trường trong bệnh viện sẽ giúp cho không gian trong bệnh viện luôn sạch sẽ. Hạn chế chứ lây lan vi khuẩn, bệnh dịch, tránh tình trạng lây nhiễm chéo từ người bệnh này sang người bệnh khác hoặc từ người bệnh sang bác sĩ hoặc từ người bệnh sang người nhà bệnh nhân,… Nhờ vậy mà giảm thiểu được tình trạng phát bệnh, nhiễm bệnh trong bệnh viện.
– Tránh lây lan ra khu vực dân cư xung quanh
Mọi vấn để về xử lý chất thải trong bệnh viện, nguồn nước phải theo quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho các hộ dân sống xung quanh bệnh viện.
– Giúp bệnh nhân mau chóng khỏi bệnh
Một môi trường trong lành, thoáng mát, không có vi khuẩn là nơi lý tưởng để cho bệnh nhân hồi phục sức khỏe. Đặc biệt đối với những bệnh nhân vừa mới phẫu thuật, một không gian trong lành, sạch sẽ sẽ giúp cho vết mổ mau lành, không bị nhiễm khuẩn, quá trình hồi phục nhanh hơn.
Đối với các bề mặt được phân chia thành môi trường có khả năng lây nhiễm cao, môi trường có khả năng lây nhiễm thấp và môi trường có khả năng lây nhiễm trung bình. Ở mỗi khu vực khác nhau sẽ có tần suất làm sạch khác nhau để đảm bảo an toàn vệ sinh cho con người.
Khi vệ sinh các bề mặt, nhân viên vệ sinh sẽ thực hiện vệ sinh các dụng cụ, trang thiết bị y tế và vệ sinh các bề mặt tiếp xúc thông thường (tường, trần nhà, sàn nhà,…). Trước khi vệ sinh cần tìm hiểu kỹ quy trình thực hiện ở mỗi phòng ban, mỗi khu vực để đảm bảo hiệu quả công việc được tốt nhất.
Để mang lại một nguồn không khí trong lành, thoáng đãng trong bệnh viện, các nhân viên vệ sinh cần chú ý tránh để các loại hóa chất lan tỏa trong không khí. Các khu vực chứa rác trong bệnh viện cần được làm sạch một cách tốt đa, hạn chế mùi hôi, vi khuẩn phát tán trong không khí. Cách tốt nhất là sử dụng thùng rác có nắp đậy. Các hóa chất vệ sinh bệnh viện có mùi thơm dễ chịu, là những loại hóa chất an toàn cho con người và thân thiện với môi trường.
Cần phải phân chia nguồn nước dùng để sinh hoạt và nguồn nước sử dụng trong các loại máy móc, thiết bị phục vụ điều trị cho bệnh nhân. Khi vệ sinh môi trường nước dùng cho các thiết bị, máy móc thì người thực hiện vệ sinh cần phải kiểm tra kỹ càng để tránh tình trạng làm ảnh hưởng đến quá trình chữa trị bệnh cho bệnh nhân.
Vệ sinh nước sử dụng trong sinh hoạt của bệnh nhân, y bác sĩ, nhân viên trong bệnh viện cần chú ý đến chất lượng nước đầu vào và đầu ra. cân tuân thủ nước sử dụng phải được khử khuẩn theo quy định của Bộ Y tế. Nước thải ra ngoài môi trường cũng phải đảm bảo đã được xử lý để tránh lây nhiễm nguồn bệnh.
Vệ sinh môi trường bệnh viện không phải một công việc dễ dàng. Chính vì thế, khi thực hiện nhân viên vệ sinh cần phải chú ý, tuân thủ đúng quy trình vệ sinh để nâng cao uy tín và hình ảnh của bệnh viện. Đồng thời mang lại một môi trường làm việc, chữa bệnh an toàn, sạch sẽ cho bác sĩ và người bệnh.
*Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 quy định về công tác y tế trường học..
– Thông tư 16/2018/TT-BYT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ Y tế quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Ngành tâm lý học đang ngày càng trở nên phổ biến và thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh, sinh viên và cả phụ huynh. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ “Ngành Tâm lý học là gì?”. Cùng trường Đại học Đại Nam trả lời câu hỏi “Ngành Tâm lý học là gì?” nhé!
Ngành tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi của con người. Ngành Tâm lý học bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, như:
Tâm lý học là một ngành khoa học quan trọng, có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực quan trọng: Giáo dục, Y tế, Nhân sự, Tư vấn, Kinh Doanh, Truyền thông, Tổ chức sự kiện...
Hiểu “Ngành Tâm lý học là gì?” giúp các sĩ tử chọn đúng ngành – đúng nghề - đúng tương lai.
Học Tâm lý học ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý học có nhiều lựa chọn công việc. Cụ thể:
Làm việc theo hướng Tâm lý học Tham vấn – Trị liệu
- Trợ lý tâm lý tại các trung tâm tham vấn, trị liệu;
- Kỹ thuật viên tâm lý tại bệnh viện có chuyên khoa Tâm lý lâm sàng, Tâm thần, Tâm bệnh hoặc bệnh viện chuyên khoa Tâm thần;
- Nhà tham vấn, trị liệu tâm lý độc lập;
- Chuyên viên tham vấn tâm lý học đường, chuyên viên tham vấn hướng nghiệp tại các trường học, cơ sở giáo dục, bệnh viện, trung tâm, công ty, doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe cộng đồng;
- Cán bộ dự án phát triển cộng đồng tại các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước.
Làm việc theo hướng Tâm lý học Tổ chức – Công nghiệp
- Chuyên viên đào tạo nội bộ về kỹ năng cho cá nhân, nhóm và tổ chức
- Chuyên viên tư vấn quản trị tổ chức
- Nhà tâm lý độc lập tham gia vào tuyển dụng và đánh giá nhân sự của các tổ chức
- Nhà tâm lý tham vấn tại các doanh nghiệp, tổ chức;
- Người khởi nghiệp tự thành lập các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tâm lý học, xây dựng các dự án nhằm tối ưu hiệu suất lao động bền vững trong tổ chức hoặc sáng tạo nội dung về tâm lý ứng dụng trên các nền tảng mạng xã hội.
Ngoài ra, Cử nhân ngành Tâm lý học có thể đảm nhận các vị trí: Cán bộ giảng dạy tại cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học; nghiên cứu viên tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu, các tổ chức trong và ngoài nhà nước có nghiên cứu và hỗ trợ tâm lý.
Mức lương khởi điểm dành cho Cử nhân ngành Tâm lý học dao động từ 8 – 12 triệu đồng/tháng. Mức lương sẽ tăng lên theo kinh nghiệm làm việc.
Sinh viên có kinh nghiệm thực tập hoặc làm việc trong lĩnh vực tâm lý học sẽ có cơ hội nhận được mức lương cao hơn.
Lợi thế khi học Tâm lý học tại trường Đại học Đại Nam
Sinh viên ngành Tâm lý học trường Đại học Đại Nam chỉ mất 03 năm (9 kỳ) để hoàn thành chương trình đào tạo. Thời lượng học được rút ngắn tạo ra sự linh hoạt mà vẫn đảm bảo người học được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Ra trường sớm giúp sinh viên mở rộng cơ hội việc làm, thăng hạng “kỹ năng”; tiết kiệm thời gian học lên cao nếu có nhu cầu.
2. Chương trình đào tạo gắn liền lý thuyết với thực hành, thực tiễn
Trường Đại học Đại Nam tập trung đào tạo ngành Tâm lý học với 2 chuyên ngành chính là: Tâm lý học Tham vấn – Trị liệu, Tâm lý học Tổ chức – Công nghiệp.
Chương trình đào tạo gắn liền lý thuyết với thực hành, thực tế. Sinh viên được tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo, seminar, webinar... do các chuyên gia, giảng viên với kinh nghiệm thực tiễn cao.
Nhà trường thành lập Phòng Tham vấn Tâm lý và có kế hoạch xây dựng các chương trình phòng ngừa, hỗ trợ cho sinh viên của Nhà trường theo chủ đề, chủ điểm và thường xuyên trong suốt năm học. Do đó, người học có cơ hội được quan sát, học hỏi, trải nghiệm, thực hành dưới sự hướng dẫn, giám sát của các chuyên gia trong suốt quá trình rèn nghề.
Đồng thời, sinh viên ngành Tâm lý học có cơ hội nghiên cứu, thực hành thực tế, thực tập thông qua tham gia vào các dự án của các tổ chức dân sự xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các trung tâm, doanh nghiệp và được giới thiệu việc làm ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
3. Thực tập tại các đơn vị uy tín
Sinh viên ngành Tâm lý học trường Đại học Đại Nam có nhiều cơ hội thực tập tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa về tâm thần; phòng tham vấn học đường của các trường liên cấp tư thục, quốc tế cũng như nhiều tổ chức, doanh nghiệp uy tín; các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức phi chính phủ Quốc tế và Việt Nam...
4. Đội ngũ giảng viên là các chuyên gia đầu ngành
Đội ngũ giảng viên là các Phó Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành. Các giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng của Khoa đều có trình độ Thạc sĩ trở lên, được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành từ nhiều trường đại học danh tiếng trong nước và quốc tế.
Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp, tổ chức... đội ngũ giảng viên khoa Tâm lý và Khoa học Giáo dục chắc chắn mang đến những bài học thú vị, phương pháp học tập tích cực cho sinh viên.
5. Môi trường học tập năng động, tích cực
Sinh viên được đào tạo để phát triển toàn diện về: Kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, CNTT, kỹ năng mềm, thái độ sống chuẩn mực, tính kỷ luật, thói quen rèn luyện sức khỏe suốt đời.
Môi trường học tập Xanh – Sạch – Đẹp – Hiện đại.
Trường Đại học Đại Nam cam kết minh bạch trong quá trình đào tạo, học thật – thi thật, quyết liệt xử lý các trường hợp gian lận, đảm bảo mọi quyền lợi và sự công bằng cho người học.
6. Cam kết không tăng học phí suốt 3 năm học
Học phí của ngành Tâm lý học hiện là 13,5 triệu đồng/kỳ. Học phí này được giữ nguyên suốt quá trình đào tạo.
Trở thành sinh viên ngành Tâm lý học, sinh viên có nhiều cơ hội nhận học bổng “khủng” của Nhà trường và doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, sinh viên có nhiều cơ hội nhận học bổng du học và làm việc lâu dài tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan...
Trường Đại học Đại Nam ký kết hợp tác đào tạo với trường Đại học Minnesota Duluth (Hoa Kỳ).
Trường Đại học Đại Nam ký kết hợp tác đào tạo với trường Đại học Creighton.
03 phương thức xét tuyển vào ngành Tâm lý học trường Đại học Đại Nam
Năm học 2024 – 2025, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 50 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Tâm lý học (mã ngành: 7310401) theo 3 phương thức xét tuyển.
Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.
Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.
Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.
04 tổ hợp xét tuyển ngành Tâm lý học