Nhiều học sinh thắc mắc, ngành Hàn Quốc học và ngành ngôn ngữ Hàn khác nhau như thế nào? Cơ hội việc làm của hai ngành này có gì khác nhau?
Nhiều học sinh thắc mắc, ngành Hàn Quốc học và ngành ngôn ngữ Hàn khác nhau như thế nào? Cơ hội việc làm của hai ngành này có gì khác nhau?
Để hiểu rõ ngành hàn quốc học là gì và ngành ngôn ngữ Hàn là gì, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sơ lược về 2 ngành học này nhé.
Hàn Quốc học là ngành học tìm hiểu chuyên sâu về ngôn ngữ và văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị, đất nước, con người Hàn Quốc. Do đó sinh viên Hàn Quốc học sẽ được đào tạo và sử dụng thành thạo 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và am hiểu những kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực trên.
Còn với ngành ngôn ngữ Hàn Quốc, đây là ngành học chuyên về ngôn ngữ Hàn, nghiên cứu kỹ năng, phương pháp giao tiếp cũng như cách làm việc bằng tiếng Hàn bao gồm: Cấu tạo bộ chữ viết, cách phát âm, cấu trúc ngữ pháp hay vốn từ vựng…Sinh viên theo học ngành ngôn ngữ Hàn ngoài ra còn được nghiên cứu thêm về các lĩnh vực như văn hóa, du lịch…. của đất nước Hàn Quốc.
Như vậy với những thông tin trên chắc hẳn phần nào bạn cũng có cái nhìn sơ lược về chuyên ngành Hàn Quốc học và ngôn ngữ học rồi. Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu chương trình đào tạo của từng ngành nhé
Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành ngôn ngữ hàn quốc và Hàn Quốc học chúng tôi muốn chia sẻ để bạn tham khảo nhé.
Nhiều năm gần đây, sự hợp tác phát triển bền vững giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng khiến nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng thị trường tại Việt Nam. Điều đó đòi hỏi nhu cầu nguồn lực thành thạo tiếng Hàn tại nước ta ngày một tăng cao.
Việc lựa chọn theo học ngành ngôn ngữ Hàn hay hàn quốc học sẽ có nhiều lợi ích của việc học tiếng hàn mang đến cho bạn nhiều cơ hội việc làm như sau:
Việc học ngôn ngữ hàn hay hàn quốc học đều mang đến cho bạn nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong tương lai. Tuy nhiên nếu đối với ngành hàn quốc học, có một số lý do không nên lựa chọn ngành này như sau:
Với những lý do trên, nếu yêu thích tiếng Hàn, chúng tôi khuyên bạn hãy lựa chọn ngành ngôn ngữ Hàn để theo học.
Hiện nay Đại học Đông Á Đà Nẵng là ngôi trường uy tín số 1 đào tạo ngành ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc. Đây được coi là một trong những ngành học thế mạnh của trường. Chính vì vậy, sinh viên ngành ngôn ngữ Hàn của ĐH Đông Á luôn được tạo nhiều cơ hội để phát triển bản thân, đảm bảo được rèn luyện đạt chuẩn đầu ra, đáp ứng tiêu chí của các nhà tuyển dụng hiện nay.
Hy vọng nội dung bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành hàn quốc học và ngôn ngữ Hàn. Biết ngành Hàn quốc học ra làm gì, ngành ngôn ngữ Hàn ra làm gì. Từ những kinh nghiệm quý báu trên, mong rằng bạn sẽ có sự lựa chọn ngành học chính xác, phù hợp với năng lực bản thân.
Khoa Ngôn Ngữ và Văn Hoá Hàn Quốc tại Đại học Đông Á chuyên đào tạo ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc. Chương trình học bám sát nhu cầu doanh nghiệp, với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm từ Hàn Quốc và Việt Nam.
Sinh viên thực hành thực tế tại các doanh nghiệp, đảm bảo năng lực đầu ra cao. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại doanh nghiệp Hàn Quốc hoặc trở thành giáo viên tiếng Hàn. Với cơ sở vật chất hiện đại và môi trường học tập năng động, khoa là lựa chọn hàng đầu cho tương lai nghề nghiệp trong lĩnh vực này.
Em năm nay chuẩn bị học lớp 12, em đang theo học khối B. Em rất thích học môn sinh học. Theo em tìm hiểu thì trường Đại học Khoa học tự nhiên TPHCM có 2 ngành sinh học và ngành công nghệ sinh học. Em phân vân không biết rõ 2 ngành này khác nhau như thế nào, đặc điểm của 2 ngành này và cơ hội việc làm của 2 ngành. Mong huongnghiep.com.vn có thể tư vấn rõ cho em được biết. Em xin cảm ơn!– [email protected]
Ảnh minh hoạ: Internet Chào bạn,
Hai ngành học này tuy tên gọi có phần giống nhau nhưng thực ra lại khác nhau rất nhiều điểm về chương trình học và công việc sau khi ra trường.
Sinh học là ngành khoa học nghiên cứu về sự sống. Các bạn sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về các qui luật khác nhau của hệ thống sống và các kỹ năng tối thiểu để tìm hiểu hệ thống sống, có khả năng vận dụng các kiến thức và kỹ năng này để tiếp cận, giải quyết các vấn đề liên quan đến sinh học. Hiện nay, ngành Sinh học gồm các chuyên ngành: sinh học động vật, sinh học thực vật, tài nguyên môi trường, vi sinh – sinh học phân tử và sinh hóa.
Đây là ngành học nghiên cứu về nguồn gốc, sự phát triển và đời sống của sinh vật ở các mức độ từ cấu trúc, chức năng các phân tử sinh học trong tế bào cho tới tác động qua lại của sinh vật và môi trường sống. Chương trình đào tạo nhằm trang bị cho các bạn những kiến thức cơ bản về quy luật khác nhau của sinh học, những kĩ năng thực hành tối thiểu để nghiên cứu về sinh học, khả năng tiếp cận, giải quyết các vấn đề đa dạng của thực tiễn liên quan đến sinh học và khả năng nghiên cứu độc lập.
Danh hiệu tốt nghiệp ngành Sinh học là cử nhân. Cử nhân Sinh học có thể hoạt động trong các lĩnh vực như Sinh học, giống, bệnh trong chăn nuôi, thú y, thủy sản; Sinh học, giống, bệnh ở cây trồng, Bảo tồn, Bảo tàng tài nguyên, đa dạng sinh học, sinh thái môi trường, chế biến, phân tích, kiểm nghiệm về nông – lâm, Y dược, môi trường.
Các bạn sau khi ra trường có thể làm công tác giảng dạy và nghiên cứu ở các trường từ Trung học đến cao đẳng, đại học, Viện hoặc làm việc trong lĩnh vực công nghệ của các cơ quan của nhà nước, tư nhân hoặc liên doanh với nước ngoài như các công ty nuôi dưỡng và gây giống những động thực vật quý hiếm, công ty giống cây trồng, cấy ghép mô, nấm, các cơ quan sản xuất kinh doanh, các dịch vụ có liên quan đến Y- sinh học, các viện kiểm nghiệm, Viện nghiên cứu, Xí nghiệp dược, các Bảo tàng động vật, thực vật, các Trung tâm phân tích, cán bộ lập chính sách, cán bộ quản lí ở các Sở KHCN, Sở Môi trường – Địa chính, Sở NN & PTNT, Sở Thủy sản…
Khác với Sinh học, ngành Công nghệ sinh học là một tập hợp các ngành khoa học và công nghệ (sinh học: sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học và công nghệ học) nhằm tạo ra các qui trình công nghệ khai thác ở qui mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động vật và thực vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.
Một số chuyên ngành hiện đang đào tạo ở các trường đại học như công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ mô – công nghệ protein-enzym và kỹ thuật di truyền, CNSH nông nghiệp, CNSH công nghiệp, CNSH môi trường, CNSH thực phẩm, CNSH y dược, tin – sinh học.
Tùy từng trường, danh hiệu tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học có thể là kỹ sư hoặc cử nhân.
Kỹ sư ngành CNSH được trang bị những kiến thức cơ bản về sinh học và kiến thức sâu về kỹ thuật công nghiệp, có khả năng vận hành sản xuất, chọn lọc và phát triển CNSH theo qui mô công nghiệp.
Cử nhân ngành CNSH được trang bị những kiến thức chuyên sâu về sinh học, chú trọng các qui luật sinh học và các kỹ năng có thể được khai thác để tạo ra công nghệ và sản phẩm trực tiếp phục vụ cuộc sống, chú trọng tính liên ngành, đặc biệt trang bị các kiến thức và kỹ năng về sinh học phân tử, kỹ thuật di truyền, kỹ thuật tế bào, kỹ thuật lên men, công nghệ enzym…
Kỹ sư và cử nhân ngành CNSH có thể làm việc ở các lĩnh vực: y dược (chẩn đoán bệnh, chế biến thuốc, văcxin); môi trường (xử lý môi trường, đánh giá mức độ độc hại của sản phẩm, xử lý chất thải, bảo vệ môi sinh…); nông – lâm – ngư (giống, bệnh, chất lượng), công nghiệp (lên men công nghiệp, vật liệu sinh học, thuốc, chế biến); tin – sinh học (genomics, proteomics, công nghệ protein…); thực phẩm (công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ bảo quản các sản phẩm sau thu hoạch, các hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm)…
Ngành Sinh học hàng năm chỉ tuyển sinh khối B và điểm chuẩn thường thấp hơn điểm chuẩn của ngành CNSH (tuyển cả khối A và B).