Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
VietTimes – 'Yếu nhân' Việt mà VietTimes đề cập là ông Lê Hoài Anh - người từng được biết đến rộng rãi trong vai trò Giám đốc điều hành khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Credit Suisse.
Cuộc ‘hôn phối’ với UBS đã khép lại 167 năm tồn tại của Credit Suisse. Định chế tài chính này có mặt tại Việt Nam từ những năm đầu thập niên 2000 và trở thành đối tác quen của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn trong nước.
Lần mở các ‘deal’ của Credit Suisse, không khó để bắt gặp hình ảnh của ông Lê Hoài Anh trong vai trò lãnh đạo cấp cao của nhà băng này.
Ông Lê Hoài Anh: 'Yếu nhân' Việt ở Credit Suisse
Theo các trang Whartonhcmc08 và Whartonjakarta12, ông Lê Hoài Anh tốt nghiệp cử nhân Kinh tế của Đại học Quốc gia Hà Nội, lấy bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) tại Wharton Business School.
Ông Hoài Anh được tin rằng từng làm việc tại khối ngân hàng đầu tư (Invetsment Banking) của Morgan Stanley tại New York và Singapore trong 4 năm, trước khi đầu quân cho Credit Suisse vào năm 2001. Tại đây, ông được biết tới với chức danh Giám đốc điều hành và Giám đốc quốc gia (Managing Director and Vietnam Country Head) của Credit Suisse tại Việt Nam.
Tới tháng 8/2019, Global Capital Asia dẫn nguồn cho hay, Credit Suisse đã bổ nhiệm ông Lê Hoài Nam làm lãnh đạo mảng ngân hàng đầu tư và thị trường vốn tại Việt Nam thay thế cho ông Lê Hoài Anh.
Theo đó, ông Lê Hoài Nam sẽ làm giám đốc quốc gia tại Việt Nam, đứng đầu bộ phận phụ trách mảng ngân hàng đầu tư và thị trường vốn ở quốc gia này.
Hoạt động trên của Credit Suisse khả năng nhằm kiện toàn nhân sự sau khi ông Lê Hoài Anh được bổ nhiệm vị trí mới. Bởi lẽ, ở nhiều sự kiện sau đó, ông Lê Hoài Anh xuất hiện với chức danh mới: Giám đốc Điều hành Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Credit Suisse.
Sự thăng tiến của ông Lê Hoài Anh ở Credit Suisse phần nào cho thấy sự ghi nhận của ngân hàng có trụ sở tại Thụy Sĩ đối với những kết quả mà vị sếp người Việt đã đạt được.
Năm 2013, Credit Suisse trở thành điều phối viên toàn cầu duy nhất trong đợt chào bán trái phiếu trị giá 200 triệu USD của Vingroup. Đáng chú ý, đây là đợt chào bán trái phiếu bằng đồng USD đầu tiên do một công ty Việt Nam thực hiện, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường vốn nước ngoài cho hàng loạt doanh nghiệp khác.
Hồi tháng 8/2018, trả lời phỏng vấn trên tờ Doanh nhân Sài Gòn Online, ông Lê Hoài Anh cho biết Credit Suisse đã thu xếp giúp các tổ chức và doanh nghiệp ở Việt Nam huy động được hơn 7 tỉ USD.
Lý giải về xu hướng huy động vốn nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, ông Hoài Anh cho rằng, doanh nghiệp muốn huy động 50 triệu USD từ phát hành cổ phiếu mà chỉ dựa vào nhà đầu tư cá nhân trong nước là rất khó, song họ có thể huy động 500 – 700 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, việc huy động nguồn vốn từ 5 - 7 năm, thậm chí là 10 năm từ thị trường vốn trong nước là không dễ, nhưng có thể thực hiện được với nguồn vốn nước ngoài.
Hậu M&A với UBS, hành trình của Credit Suisse ở Việt Nam tới đây có thể khép lại, nhưng nó chưa phải hồi kết cho sự nghiệp của nhân sự đầy tài năng như ông Lê Hoài Anh.
Vị sếp người Việt được cho là đã gia nhập Quỹ Đầu tư Quốc tế Affinity (Affinity Equity Partners) từ năm 2019.
Hồi tháng 10/2021, ông Lê Hoài Anh - trên cương vị Managing Director (Giám đốc điều hành) của Affinity Equity Partners - tham gia buổi lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Affinity Equity Partners và một ngân hàng tư nhân về việc hỗ trợ và huy động vốn nhằm tài trợ cho các chương trình đáp ứng tiêu chí ESG, phát triển bền vững, trị giá 300 triệu USD.
Tuy vậy, cập nhật tại ngày 22/3/2023, trang chủ của Affinity Equity Partners không ghi nhận nhân sự nào tên Lê Hoài Anh trong đội ngũ lãnh đạo cấp cao./.