Kinh nghiệm du lịch New Zealand tự túc – Mang trên mình cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, các thành phố lớn sôi động và nền văn hóa Maori, New Zeland dường như là một chốn thiên đường tại trần gian. Du lịch New Zealand, bạn sẽ có cơ hội khám phá những hoạt động ngoài trời vô cùng thú vị và náo nhiệt của đất nước kiwi.
Kinh nghiệm du lịch New Zealand tự túc – Mang trên mình cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, các thành phố lớn sôi động và nền văn hóa Maori, New Zeland dường như là một chốn thiên đường tại trần gian. Du lịch New Zealand, bạn sẽ có cơ hội khám phá những hoạt động ngoài trời vô cùng thú vị và náo nhiệt của đất nước kiwi.
Để có được giá phòng tốt nhất và tránh tình trạng hết phòng mùa cao điểm, bạn nên đặt nhà nghỉ, khách sạn vài tuần trước khi khỏi hành nhé. Nhà nghỉ, homestay hay khách sạn ở đây hầu như có mặt trên các trang booking lớn như agoda, booking, traveloka, v.v. Các địa điểm nghỉ ngơi rất đa dạng từ bình dân tới cao cấp, phù hợp với nhu cầu và mức kinh phí khác nhau.
Dưới đây là một số khách sạn chất lượng tương đối ổn mà bạn có thể tham khảo:
Bên cạnh visa, tiền mặt, đặt phòng thì việc đăng ký eSIM cũng là một trong những trang bị cần thiết trong chuyến đi. Với eSIM Visana, bạn có thể thoải mái khám phá New Zealand mà không lo lắng về việc tìm kiếm nhà mạng địa phương. Khám phá ngay dịch vụ eSIM New Zealand tiện lợi của chúng tôi để chuyến đi thêm phần trọn vẹn.
New Zealand thuộc miền khí hậu ôn đới biển nên nhìn chung quanh năm thời tiết khá mát mẻ, dễ chịu, không quá khắc nghiệt. New Zealand có 4 mùa xuân – hạ – thu – đông nhưng do vị trí địa lý nằm phía Nam bán cầu, vì vậy thời gian của các mùa trái ngược với Bắc bán cầu.
Mùa xuân bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11, mùa hè từ tháng 12 đến tháng 2, mùa thu từ tháng 3 đến tháng 5 và mùa đông từ tháng 6 đến tháng 8. Quả thật không sai khi nói rằng tới đây vào thời điểm nào cũng rất thích hợp với khí hậu chiều lòng người như ở đây.
Nếu phải chọn thời điểm lý tưởng nhất, Visana khuyên bạn nên ghé thăm đất nước này vào mùa thu hoặc mùa xuân. Nhiệt độ lúc đó chỉ khoảng 20 độ C, ban ngày trời nắng nhẹ, ấm áp nhưng lại mát mẻ vào ban đêm, rất thích hợp cho việc ngắm cảnh, du ngoạn ngoài trời. Đồng thời, các điểm du lịch không quá đông đúc và giá cả, chi phí cũng thấp hơn mùa hè là mùa cao điểm người dân bản địa tận hưởng kỳ nghỉ.
Nếu bạn muốn trải nghiệm mùa đông có tuyết rơi và vui chơi các hoạt động thể thao như trượt tuyết thì du lịch New Zealand trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 cũng rất thú vị.
Để được nhập cảnh hợp pháp vào New Zealand, công dân Việt Nam sẽ cần xin visa New Zealand. Đối với những đương đơn lần đầu tiên xin loại visa này, vui lòng tham khảo checklist và quy trình xin visa New Zealand tại ĐÂY và làm theo hướng dẫn nhé.
Đến New Zealand mà không thưởng thức món thịt cừu nướng ít nhất một lần thì thật uổng phí. Người ta vẫn thường nói đùa rằng ở đây cừu còn nhiều hơn người, điều đó có nghĩa là bạn sẽ thấy món thịt cừu xuất hiện trong thực đơn ở bất kỳ nhà hàng nào, thậm chí là các nhà hàng ở ga tàu điện ngầm.
Mặc dù món thịt cừu được phục vụ ở khắp nơi trên thế giới, nhưng ở đây thịt cừu ngon và rẻ hơn rất nhiều. Có vô vàn các món ăn từ thịt cừu cho bạn lựa chọn như: sườn cừu nướng, bít tết cừu, burger cừu, v.v.
Món tráng miệng trứ danh ở New Zealand thực chất chỉ là sự kết hợp của kem vani và những mảnh kẹo bơ cứng hình tổ ong. Thế nhưng hương vị của nó rất khác biệt, mùi thơm của vani cùng với vị béo ngậy, giòn tan của vụn kẹo bơ chắc chắn khiến bạn sẽ không thể nào quên. Loại kem này ăn kèm với bánh quế, ốc quế, bánh kem hay thêm vào món kem thuyền chuối đều rất hợp.
Khi ở New Zealand, bạn hãy tới ngay cửa hàng kem Tip Top hoặc Giapo để tận hưởng món kem đặc trưng này.
Hangi- món ăn truyền thống từ rất lâu đời của người Maori, một nét văn hóa ẩm thực dân dã, độc đáo của New Zealand vẫn còn bảo tồn đến nay. Bạn có thể thưởng thức món ăn này trong lịch trình tới thăm những ngôi làng của người Maori ở khu vực Rotorua trên đảo phía Bắc.
Hangi được nấu chín dưới lòng đất bằng cách đặt những viên đá nóng vào một cái hố sâu, sau đó bỏ thức ăn được bọc kín bằng lá lên trên và lấp đất lại. Người ta sẽ thường ủ như vậy trong nhiều giờ, thậm chí là cả ngày nên khi lấy ra thức ăn vẫn nóng hổi, mềm và róc xương.
Pavlova là một món tráng miệng đặc trưng khác của New Zealand mà bạn nhất định phải thử. Đây là loại bánh ngọt được đặt tên theo nghệ sĩ múa người Nga – Anna Pavlova khi cô lưu diễn ở đây. Loại bánh meringue này ở trong có lớp masmallow mềm, phần vỏ phía ngoài lại giòn, đi cùng với lớp trái cây tươi và kem ở trên tạo nên sự kết hợp hoàn hảo, vừa có vị ngọt lại rất thanh mát, tan chảy trong miệng.
Nhắc đến hải sản ở New Zealand, chắc chắn bạn không nên bỏ lỡ món vẹm xanh. Bạn chỉ có thể tìm được vẹm xanh tươi ở đây chứ không phải nơi nào khác trên thế giới. Những con vẹm ú nần, mọng nước và béo ngậy, nhiều dinh dưỡng, đặc biệt tốt cho các bệnh lý về khớp và cũng là loại thực phẩm chống viêm rất tốt.
Vẹm xanh được hấp rượu vang hay nướng pho mai mỡ hành hoặc sốt bơ tỏi đều trở thành những món ngon khó cưỡng.
Trên đây là toàn tập những bí kíp bỏ túi dành cho bạn khi đi du lịch New Zealand. Hy vọng với những gợi ý này từ Visana, bạn sẽ có những giây phút tận hưởng thú vị và vui vẻ, và đừng quên liên hệ 0968.354.027 để được tư vấn thêm về thủ tục visa New Zealand bạn nhé.
Rời Kaikoura vào một buổi sáng thời tiết khá ẩm ương. Những ngày đầu đông ở cả đảo Nam lẫn Bắc đều mưa và nhiều sương mù. Đường đi từ Kaikoura tới Picton cũng đi qua nhiều vịnh biển khá đẹp, thỉnh thoảng vẫn thấy được hải cẩu và nếu may mắn còn có thể thấy được cá heo vào mùa hè. Sóng đánh vào bờ rất mạnh và đường đi bị rửa trôi nhiều lần nên phải tu sửa và kẹt xe khá nhiều. Nghe bảo đường này tối này bị đóng nên từ Christchurch phải đi vòng qua hướng khác để tới Picton và mất gấp đôi thời gian.
Picton là thành phố cảng của đảo Nam, cửa ngõ để đi phà lên đảo Bắc. Picton yên ắng vào những ngày đầu đông. Nhưng nhìn cơ sở vật chất, các dịch vụ cho thuê xe nhan nhản khắp nơi thì biết vào mùa cao điểm, khách du lịch đổ bộ vào đảo Nam qua Picton đông như thế nào.
Picton có vài nhiều hoạt động cho khách du lịch lưu trú lâu ngày, ngoài kayak ở biển, jetboat… Có hai track đi bộ lên đồi để ngắm cảng biển là Queen Charlotte track và Snout Track. Mọi người đồn là Snout Track đẹp hơn. Đường đi vào Bob Bay thì thỉnh thoảng có cá heo bơi gần bờ, nếu đi kayak ra xa có lẽ sẽ thấy nhiều cá heo và cả sư tử biển bơi lội tung tăng. Từ Picton đi Nelson chỉ mất gần 2 tiếng. Ban đầu mình định sẽ tới Blenheim hoặc Nelson để hitchhike đi Nelson gặp bạn bè, rồi xuống St Arnaud đi Nelson Lakes National Park. Nhưng vì lại có việc phải đi Wellington sớm nên đành lỡ hẹn với Nelson. Đành để dành Nelson Lakes National Park cho chuyến du lịch New Zealand tiếp theo vậy.
Cảnh hoàng hôn ở cảng khá đẹp. Yên tĩnh và thanh bình. Từ đây mới thấy mình đến đảo Nam 9 tháng trước và đã dành hầu như cả năm ở đây. Bắt đầu từ Nelson và ở đây 3 tháng, ghé thăm hai thành phố lớn Christchurch và Dunedin vài lần, xuống Roxburgh làm 3 tháng, ở Queenstown gần hai tháng, du lịch khắp nơi ở Nam rồi dừng lại đúng ở điểm bắt đầu.
Ở Picton mình đặt phòng tại The Villa, vừa thuộc YHA vừa thuộc BBH. Đây là một trong những hostel đẹp nhất, tuyệt nhất mình từng ở. Căn villa theo phong cách Victoria đã hơn 130 tuổi, được khoác màu xanh biển và trang trí hoa lá hẹ khá diêm dúa và dễ thương. Tường trong nhà, phòng sinh hoạt và nhà bếp được sơn màu hồng phấn nhẹ nhàng và công chúa đúng kiểu cẩm hường mà mình rất thích. Villa có hai tòa nhà nối với nhau bởi một góc sân rộng và ngập tràn ánh nắng. Mỗi tòa nhà có một nhà bếp, một phòng sinh hoạt chung, nên ai cũng có một góc riêng. Mọi ngóc ngách trong nhà đều cực kì sạch sẽ. Các bạn woofer lật từng tấm thảm, kéo từng cái ghế ra để hút bụi, rất là chuyên tâm, không qua loa như nhiều nơi khác. Buổi sáng có bánh mì, mứt và bơ đậu phộng cho mọi người. Mỗi tối 8h có bánh táo apple crumble ăn cùng với kem rất ngon. Nhạc jazz dịu nhẹ vang khắp căn nhà, cũng như căn YHA Mountain House ở Arthur’s Pass. Mỗi người đều cảm thấy như ở nhà, ấm áp và dễ chịu.
Có hai hãng phà từ Picton đi Wellington và ngược lại, một là Interislander, hai là Blue Bridge. Giá một người tầm 50~60NZD tùy thời điểm, đi với xe thì tầm >100NZD. Flexipass của Intercity có thể đặt luôn vé phà Interislander, và rẻ hơn vé phà lẻ rất nhiều. Phà có ba khung giờ 10h30, 2h30, 5h30.Mình chọn chuyến 2h30 chiều để có thể tranh thủ thời gian buổi sáng ở trong nhà đẹp, tập yoga, đọc sách và being lazy.
Phà ngắm cảnh từ cảng Picton khá đẹp, sau khi đi qua các quần đảo ở khu vực Tasman thì phà tăng tốc và từ đây thì dễ cảm thấy chóng mặt, say sóng. Ai bị say sóng thì có lẽ sẽ thấy rất khó chịu khi đi phà. Mình đì xe rất khỏe mà vẫn say nhẹ. Và từ đó mới thấy chọn chỗ ngồi có ghế sô pha nằm dài ra là khỏe nhất. Nội thất bên trong phà cực kì sáng sủa, cao cấp. Có nhà hàng, quán café, rạp chiếu phim… và nhiều lounge để khách ngồi nghỉ ngơi, dùng máy tính… vô cùng tiện nghi.
Xuống phà và vào thành phố rồi mới thấy mùi đô thị thật khác xa với những gì mình đã quen thuộc. Wellington là đô thị lớn và lấp lánh ánh đèn từ đường phố, từ các cửa hiệu dọc các con đường trung tâm, thật khác xa với những thị trấn nhỏ, “nhà quê” tỉnh lẻ phía Nam. Lâu lắm rồi mình không đến thành phố nào tấp nập như thế. Cả Christchurch hay Dunedin là hai thành phố lớn nhất ở đảo Nam cũng chỉ đông xe hơn chứ không nhộn nhịp như trung tâm Wellington. Chợt nhận ra từ ban đầu, vốn quen với Seoul, Sài Gòn luôn xô bồ tấp nập, nhưng mình cũng đã thích ứng rất nhanh với đảo Nam hoang sơ mà chẳng hề thấy buồn chán.
Mình đã thật sự rời khỏi đảo Nam rồi. Tạm biệt! Nhưng đây chỉ là sự chia cách về địa lý. Những kỉ niệm, trải nghiệm, những con người, vô vàn khung cảnh đẹp đến siêu thực và những chuyến đi rong ruổi khắp núi rừng… tất cả mọi thứ ở đảo Nam đã tạo nên và trở thành một phần của mình hôm nay.
(Visited 753 times, 1 visits today)