Dự Kiến Tăng Trưởng Gdp Việt Nam 2023

Dự Kiến Tăng Trưởng Gdp Việt Nam 2023

(TTXVN) Theo Ngân hàng Trung ương Pháp, tăng trưởng GDP của nước này sẽ đạt 5,5% vào năm 2021 và 4% vào năm 2022.

(TTXVN) Theo Ngân hàng Trung ương Pháp, tăng trưởng GDP của nước này sẽ đạt 5,5% vào năm 2021 và 4% vào năm 2022.

TĂNG TRƯỞNG GDP NĂM 2025 Ở MỨC 6,6%

Đối với năm 2025, UOB dự đoán tốc độ tăng trưởng là 6,6%. Theo UOB, Quốc hội Việt Nam đã đưa ra mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,5 - 7,0% cho năm 2024 và 6,5 - 7,0% cho năm 2025, trong khi "nỗ lực" để đạt mức 7,0 - 7,5%.

“Tuy nhiên, với việc Mỹ chuẩn bị bước vào nhiệm kỳ Tổng thống mới, khả năng căng thẳng thương mại toàn cầu và các rủi ro có thể sớm xuất hiện”, chuyên gia UOB đưa ra khuyến nghị.

Một rủi ro chính cần lưu ý là các hạn chế thương mại tiềm tàng đối với Việt Nam, vì thâm hụt thương mại hàng năm của Mỹ với Việt Nam đã tăng hơn 2,5 lần từ 39,5 tỷ USD năm 2018 lên gần 105 tỷ USD năm 2023.

Cũng theo các chuyên gia của UOB, với tình hình kinh tế vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay và kéo dài sang năm 2025, Ngân hàng Nhà nước sẽ không chịu nhiều sức ép phải vội vàng nới lỏng chính sách.

Hiện ,chỉ số lạm phát vẫn ở dưới mục tiêu 4,5% kể từ tháng 6/2023, do đó giảm bớt phần lớn áp lực cho nhà điều hành.

“Dự báo căng thẳng thương mại toàn cầu tiếp tục gia tăng dưới thời Tổng thống Donald Trump và sức mạnh của đồng USD đi kèm là mối lo ngại đang gia tăng, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải chú ý tới áp lực giảm giá đối với VNĐ. Chúng tôi kỳ vọng lãi suất tái cấp vốn chính sẽ duy trì ở mức 4,5%”, chuyên gia UOB dự báo.

Bên cạnh đó, mặc dù có nền tảng vững chắc, VNĐ vẫn bị kìm kẹp bởi các yếu tố bên ngoài như đồng USD hồi phục khi thị trường định giá lại với kịch bản Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất ít hơn trong nhiệm kỳ Trump 2.0.

QUỸ ĐẠO TĂNG TRƯỞNG ĐI ĐÚNG HƯỚNG

Theo UOB, tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam đạt kết quả tốt hơn dự kiến trong quý 3 năm 2024, tăng mạnh 7,4% so với cùng kỳ năm trước, vượt dự báo trung bình của thị trường là 6,1% và mức dự báo trước đó của UOB trước đó là 5,7%.

“Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ quý 3 năm 2022, khi các hoạt động kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ từ mức đáy của đại dịch. Kết quả mới nhất này đã góp phần tạo nên mức tăng tích lũy trong 9 tháng đầu năm 2024 là 6,82% so với cùng kỳ năm trước”, chuyên gia UOB nhận định.

Các nhà phân tích tại UOB cho biết mặc dù các lĩnh vực chính đều bị ảnh hưởng bởi cơn bão, song sản lượng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong quý 3 năm 2024 vẫn tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, sản lượng sản xuất tiếp tục tăng tốc 11,4% so với cùng kỳ năm trước từ mức tăng 10,4% trong quý 2 năm 2024. Khu vực dịch vụ tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước sau mức tăng 7,1% trong quý 2 năm 2024.

Trong quý 3 năm 2024, khu vực dịch vụ là động lực chính đóng góp vào tăng trưởng GDP với 3,24 điểm phần trăm, tiếp theo là công nghiệp và xây dựng với 3,37 điểm phần trăm, hai lĩnh vực này chiếm 89% trong mức tăng chung là 7,45.

Đồng thời các dữ liệu được công bố mới nhất cũng cho thấy quỹ đạo tăng trưởng của Việt Nam vẫn đi đúng hướng. Tính đến tháng 10, xuất khẩu của Việt Nam tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, duy trì đà tăng trưởng hai chữ số cho đến nay.

Trong cả năm 2024, UOB dự báo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng 18%, đây sẽ là năm mạnh nhất kể từ năm 2021.

Cùng với đó, nhập khẩu tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước trong giai đoạn từ đầu năm đến tháng 10, dẫn đến thặng dư thương mại là 22,3 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm, là mức thặng dư thương mại lớn thứ hai được ghi nhận sau mức 28 tỷ USD vào năm 2023. Đà tăng trưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục mở rộng, với dòng vốn FDI đã đăng ký là 27,3 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2024, cao hơn 2% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong nước, đà tăng trưởng doanh số bán lẻ trong năm 2024 phần lớn vẫn ổn định cho đến nay, với mức tăng 7,1% vào tháng 10 và mức tăng trung bình từ đầu năm đến nay ở mức 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Điều này một phần được hỗ trợ bởi mức tăng 41% về lượng khách du lịch, lên tới 14,1 triệu lượt khách tính từ đầu năm cho đến tháng 10.

“Sự gia tăng từ các nguồn khách du lịch hàng đầu bao gồm: Hàn Quốc, Trung Quốc, khu vực Đài Loan, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tuy nhiên, so với sự bùng nổ trước giai đoạn dịch Covid-19 vào năm 2019, dữ liệu về lượng khách du lịch đến vẫn tiếp tục giảm sút và có thể cần thêm một đến hai năm nữa để trở lại mức trước đại dịch”, chuyên gia UOB nhận định.

Xét đến các yếu tố trên, UOB duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Việt Nam ở mức 6,4%, với dự báo kết quả tăng trưởng quý 4 năm 2024 đạt mức 5,2% so với cùng kỳ năm trước.

Nội dung yêu cầu không tồn tại.Vui lòng click vào đây để về trang chủ.

'Trong bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội thì tăng trưởng GDP năm 2020 đạt 2,91% là thành công lớn của Việt Nam.'

“GDP năm 2020 tăng 2,91% và là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới,” bà Nguyễn Thị  Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê trao đổi tại họp báo công bố thống kê kinh tế-xã hội quý 4 và cả năm 2020, ngày 27/12.

Bà Hương cho biết dịch COVID-19 được kiểm soát chặt chẽ, nền kinh tế từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực từ ngày 1/8... đã tạo động lực cho nền kinh tế, góp phần đưa GDP quý 4 tăng trưởng khởi sắc so với quý 3. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 4 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, song đây cũng là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020.

Như vậy, với mức tăng GDP của quý 1 là 3,68%, quý 2 tăng 0,39%, quý 3 tăng 2,69% và quý 4 tăng 4,48%, tổng sản phẩm trong nước cả năm 2020 tăng 2,91%. Đây là thành công lớn của Việt Nam khi mức tăng trưởng của cả năm thuộc nhóm cao nhất thế giới, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hoành hành.

“Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự nỗ lực, cố gắng của người dân, cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế-xã hội,” bà Hương nói.

Đáng chú ý, trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông-lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Bên cạnh đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, đóng góp 53% và khu vực dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5%.

Chỉ ra một số điểm nhấn tạo động lực tăng tưởng, bà Hương cho hay trong khu vực nông-lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng của một số cây lâu năm và sản phẩm chăn nuôi trong năm có mức tăng khá nên tốc độ tăng của khu vực này đạt cao hơn năm 2019. Nhờ đó, ngành nông nghiệp có mức tăng 2,55%, chỉ thấp hơn mức tăng của các năm 2011, năm 2012 và năm 2018, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Bên cạnh đó, khu vực công nghiệp tăng 3,36% so với năm trước và đóng góp 1,12 điểm phần trăm; trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82% và đóng góp 1,25 điểm phần trăm.

Tuy nhiên, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ. Do đó, khu vực dịch vụ có mức tăng thấp nhất trong 10 năm qua. Một số ngành dịch vụ thị trường đóng góp tỷ trọng lớn vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm, như bán buôn và bán lẻ tăng 5,53% so với năm trước, đóng góp 0,61 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2020, bà Hương cho hay khu vực nông-lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,85%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,72%, khu vực dịch vụ chiếm 41,63%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,8% (cơ cấu tương ứng của năm 2019 là 13,96%; 34,49%; 41,64%; 9,91%).

Điểm nổi bật, năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2020 ước tính đạt 117,9 triệu đồng/lao động (tương đương 5.081 USD/lao động và tăng 290 USD so với năm 2019). Theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 5,4% do trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ năm 2020 đạt 24,1% và cao hơn mức 22,8% của năm 2019).

Trước đó, chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (hệ số ICOR) đã giảm từ 6,42 năm 2016 xuống 6,08 năm 2019. Bình quân giai đoạn 2016-2019, hệ số ICOR đạt 6,13, và thấp hơn so mức 6,25 của giai đoạn 2011-2015.

“Tuy nhiên trong năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế bị đình trệ, các dự án công trình hoàn thành đưa vào sử dụng chưa phát huy được năng lực nên ICOR năm 2020 đạt 14,28 và khiến bình quân giai đoạn 2016-2020 hệ số ICOR là 7,04,” bà Hương nói.

Bà Nguyễn Thị  Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê phát biểu: