Chào bạn, Ban biên tập xin giải đáp như sau:
Chào bạn, Ban biên tập xin giải đáp như sau:
Ngày 05/12/2023, Giám đốc đại học quốc gia Hà Nội ban hành Quyết định 4627/QĐ-ĐHQGHN.
Tải Quyết định 4627/QĐ-ĐHQGHN: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/4627_Q%C4%90-%C4%90HQGHN%20De-an-thi-HSA-2024.pdf
Theo đó cấu trúc bài thi đánh giá năng lực đại học quốc gia Hà Nội năm 2024 gồm có 03 phần thi, cụ thể:
- Phần 1: Tư duy định lượng (Toán học)
+ Bài thi gồm có 35 câu hỏi trắc nghiệm 4 lực chọn/01 đáp án đúng duy nhất và 15 câu hỏi điền đáp án.
+ Câu hỏi của bài thi sẽ bao gồm các lĩnh vực sau: Đại số; Hình học; Giải tích; Thống kê và xác suất sơ cấp.
+ Thời gian làm bài thi: 75 phút.
- Phần 2: Tư duy định tính (Ngữ văn - Ngôn ngữ)
+ Bài thi gồm 50 cây hỏi trắc nghiệm với dạng câu hỏi là 4 lựa chọn/01 đáp án đúng duy nhất
+ Ngữ liệu của bài thi sẽ liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như văn học, ngôn ngữ (từ vựng - ngữ pháp), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật.
+ Thời gian làm bài thi: 60 phút
- Phần 3: Khoa học (Tự nhiên - Xã hội)
+ Bài thi sẽ gồm có 47 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn/01 đáp án đúng duy nhất và 03 câu điền đáp án thuộc lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Sinh học.
+ Bài thi sẽ bao gồm những kiến thức sau:
Vật lý: Cơ học, Điện học, Quang học, Từ trường, hạt nhân nguyên tử, Lượng tử ánh sáng;
Hóa học: Hóa học đại cương (các nguyên tố, cấu tạo nguyên tử); Hóa vô cơ; Hóa hữu cơ…;
Sinh học: Sinh học cơ thể, Di truyền và biến dị, Tiến hóa…;
Lịch sử: Lịch sử thế giới cận – hiện đại Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại…;
Địa lý: Địa lý tự nhiên, Địa lý dân cư, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Địa lý các ngành kinh tế, Địa lý các vùng kinh tế.
+ Thời gian làm bài thi: 60 phút.
Về kiến thức trong bài thi sẽ được phân bổ như sau:
+ Kiến thức trong chương trình lớp 10: 10%;
+ Kiến thức trong chương trình lớp 11: 20%;
+ Kiến thức trong chương trình lớp 12: 70%.
+ Kiến thức trong chương trình lớp 11: 30%
+ Kiến thức trong chương trình lớp 12: 70%.
Để hiểu rõ hơn về cấu trúc bài thi đánh giá năng lực đại học quốc gia Hà Nội năm 2024, thí sinh có thể tham khảo qua đề thi mẫu sau: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/de-thi-tham-khao-HSA-2024.pdf
Đề thi tham khảo của bài thi Đánh giá năng lực năm 2025 dự kiến được Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội công bố trong tháng 8 năm 2024. Dạng thức phần thi Ngoại ngữ sẽ được công bố sau.
Năm 2025, các thí sinh đầu tiên học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 cấp Trung học Phổ thông sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học, cao đẳng. Vì vậy, dạng thức đề thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông và các bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy của các cơ sở đào tạo tổ chức kỳ thi riêng sẽ được điều chỉnh để phù hợp với chương trình này./.
Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 của Đại học Quốc gia Hà Nội - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Ngày 30-5, Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội chính thức công bố cấu trúc bài thi đánh giá năng lực (HSA) năm 2025.
Theo đó, bài thi HSA năm 2025 được điều chỉnh phù hợp với việc dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông.
Cấu trúc gồm 3 phần, gồm phần toán học và xử lý số liệu (50 câu hỏi, 75 phút); phần ngôn ngữ - văn học (50 câu hỏi, 60 phút); phần khoa học (50 câu hỏi, 60 phút).
Về hình thức, bài thi HSA năm 2025 được điều chỉnh chủ yếu ở phần khoa học và cách đặt câu hỏi. Sau khi hoàn thành hai phần thi đầu, phần thi thứ 3 thí sinh sẽ được lựa chọn 3 trong 5 chủ đề thuộc lĩnh vực lý, hóa, sinh, sử, địa để hoàn thành bài thi trong thời gian 195 phút (không kể thời gian bù thêm cho câu hỏi thử nghiệm).
Riêng phần lựa chọn liên quan đến ngoại ngữ sẽ được xây dựng thành một hợp phần riêng thay thế phần khoa học để đánh giá năng lực chuyên biệt.
Về câu hỏi, mỗi chủ đề thi sẽ xuất hiện câu hỏi chùm, trong một ngữ cảnh dữ liệu đầu bài sẽ hỏi kèm 1- 3 câu hỏi khác nhau để đánh giá năng lực tổng hợp của thí sinh. Câu hỏi chùm có thể chủ đề mới với ngữ liệu cho trước đòi hỏi thí sinh phải nhận định, phân tích và đưa ra phương án giải quyết vấn đề đã cho.
Phần 1, toán học và xử lý số liệu (bắt buộc): Thí sinh được làm bài trong 75 phút gồm 50 câu hỏi (35 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn, 15 câu hỏi điền đáp án) thuộc lĩnh vực đại số và một số yếu tố giải tích, hình học và đo lường, thống kê và xác suất.
Phần 2, ngôn ngữ - văn học (bắt buộc): Thí sinh được hoàn thành trong 60 phút gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm sử dụng ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như văn học, ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ, hành văn), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật… Ngữ liệu được lựa chọn trong hoặc ngoài chương trình giáo dục phổ thông.
Phần 3, khoa học (tự chọn): Thời gian là 60 phút gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm và điền đáp án. Thí sinh lựa chọn 3 trong 5 chủ đề thuộc lĩnh vực vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý.
Ngoài ra, phần 3 của bài thi cũng có thể thiết kế chỉ có các câu hỏi ngoại ngữ dành để đánh giá năng lực ngoại ngữ chuyên biệt.
Đề thi tham khảo của bài thi đánh giá năng lực năm 2025 dự kiến công bố trong tháng 8 năm 2024.
Bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA) vẫn gồm 3 phần nhưng một phần cho thí sinh lựa chọn 3 trong 5 môn học.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 30/5 cho biết bài thi HSA năm 2025 được điều chỉnh phù hợp với việc dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Cấu trúc đề thi gồm ba phần: Toán học và Xử lý số liệu, Ngôn ngữ - Văn học, Khoa học. Cấu trúc này tương tự hiện tại, tuy nhiên phần Khoa học sẽ có nhiều lựa chọn, cách đặt câu hỏi cũng thay đổi.
Cấu trúc bài thi HSA năm 2025. Ảnh: Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội
Cụ thể, phần Toán học và Xử lý số liệu là bắt buộc. Thí sinh làm 50 câu hỏi trong 75 phút. Trong đó, 35 câu hỏi dạng trắc nghiệm 4 lựa chọn, 15 câu điền đáp án. Nội dung thuộc lĩnh vực đại số và một số yếu tố giải tích, hình học và đo lường, thống kê và xác suất.
Phần bắt buộc thứ hai là Ngôn ngữ - Văn học với 50 câu trắc nghiệm, làm trong 60 phút. Các câu hỏi sử dụng ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như văn học, ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ, hành văn), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật,...
Ngữ liệu được lựa chọn có thể trong hoặc ngoài chương trình giáo dục phổ thông.
Cuối cùng là phần tự chọn. Thí sinh làm bài Khoa học, gồm 50 câu trắc nghiệm và điền đáp án, trong 60 phút. Khác với hiện tại, thí sinh được chọn 3 trong 5 lĩnh vực ở phần này, gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý.
Nội dung kiến thức các lĩnh vực như sau:
Ngoài ra, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ xây dựng phần lựa chọn về Ngoại ngữ để thay thế phần Khoa học, nhằm đánh giá năng lực ngoại ngữ chuyên biệt. Phần này được trường công bố sau.
Mỗi chủ đề thi còn xuất hiện câu hỏi chùm. Trong một ngữ cảnh kèm dữ liệu, đề thi sẽ có 1-3 câu hỏi để đánh giá năng lực của thí sinh, như khả năng nhận định, phân tích, đưa ra phương án giải quyết vấn đề.
Dự kiến trong tháng 8, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ công bố đề thi tham khảo của bài thi HSA 2025.
Thí sinh dự thi HSA đợt tháng 3. Ảnh: VNU
Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong hai kỳ thi riêng lớn nhất cả nước. Khoảng 90 trường đại học sử dụng điểm kỳ thi này để xét tuyển đầu vào.