Đồng thời, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, nhất là các dự án kết nối giao thông. Đây là chỉ đạo của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Đoàn công tác Chính phủ tại buổi làm việc với tỉnh Hưng Yên về đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh, diễn ra vào chiều 1/3.
Đồng thời, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, nhất là các dự án kết nối giao thông. Đây là chỉ đạo của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Đoàn công tác Chính phủ tại buổi làm việc với tỉnh Hưng Yên về đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh, diễn ra vào chiều 1/3.
Hôm qua, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên bang Nga, Đại tướng Nga Vladimir Kolokoltsev đã tới Hà Nội. Người đứng đầu Bộ Nội vụ LB Nga và Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an CHXHCN Việt Nam thảo luận các vấn đề mang tính thời sự trong quá trình hợp tác thực thi pháp luật giữa Nga và Việt Nam.
“Hôm nay, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên bang Nga, Đại Tướng Vladimir Kolokoltsev và Bộ trưởng Bộ Công an nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đại tướng Tô Lâm, đã tổ chức cuộc gặp song phương tại Hà Nội,” - đại diện chính thức của Bộ Nội vụ Nga, Irina Volk cho biết.
Người đứng đầu Bộ Nội vụ Nga cảm ơn ông Tô Lâm vì lời mời sang thăm Việt Nam lần nữa và cơ hội một lần nữa “đồng bộ theo dõi” những vấn đề cấp bách nhất trong chương trình thực thi pháp luật.
Trong cuộc gặp Bộ trưởng Nội vụ Nga Vladimir Kolokoltsev tại Hà Nội, ông Tô Lâm cho biết Việt Nam quyết tâm tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị với Nga ngày càng hiệu quả, thiết thực, bền vững và đáng tin cậy.
Ông Vladimir Kolokoltsev khẳng định, sự hợp tác giữa Bộ Nội vụ Nga và Bộ Công an Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi điều kiện chính trị. Trong cuộc họp gần đây nhất ở Matxcơva vào tháng 11 năm 2022 các bên đã đạt được một số thỏa thuận, hầu hết trong số đó đã được thực hiện: trong tất cả các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ, trao đổi thông tin và phái đoàn, cũng như trong lĩnh vực xã hội và nhân đạo.
Bộ trưởng Nga nêu rõ, với việc thành lập Văn phòng Chống sử dụng trái phép công nghệ thông tin và truyền thông thuộc Bộ Nội vụ Nga, hiệu quả xử lý các yêu cầu từ phía Việt Nam trong việc chống tội phạm mạng vốn từ lâu đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, đã tăng lên. Vladimir Kolokoltsev nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp lực và thông báo với đồng nghiệp Việt Nam về việc Bộ Nội vụ Nga sẵn sàng tiếp tục đối thoại trên con đường này, kể cả trong khuôn khổ các thỏa thuận liên chính phủ và liên ngành đã ký kết.
Người đứng đầu cơ quan Nga ghi nhận hiệu quả cao của việc trao đổi thông tin thông qua các kênh Interpol, bao gồm cả việc nhận dạng và truy nã. Đồng thời, sự tham gia vào công việc của Tổ chức này đã tăng lên. Quan điểm của Bộ Nội vụ Nga về các vấn đề tương tác với các đối tác trong Tổ chức vẫn không thay đổi. Nó dựa trên sự tuân thủ nghiêm ngặt và không thể chấp nhận được việc bất kỳ ai bỏ qua Điều 3 của Hiến chương Interpol, trong đó nghiêm cấm can thiệp dưới bất kỳ hình thức nào vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên hoặc thực hiện các hoạt động có tính chất chính trị.
Các bên bày tỏ mong muốn phát triển đối thoại mang tính xây dựng giữa Bộ Nội vụ Nga và các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong lĩnh vực di cư.
Bộ trưởng Nga lưu ý rằng một thách thức hiện đại khác đòi hỏi phải củng cố công việc của các cơ quan thực thi pháp luật của Nga và Việt Nam là buôn bán ma túy quốc tế cũng như các dòng tài chính liên quan đến hoạt động này. Bộ Nội vụ Nga sẵn sàng hợp tác hiệu quả với Bộ Quốc phòng Việt Nam trong lĩnh vực chống ma túy, bao gồm thông qua các hoạt động chung phối hợp song phương và đa phương để xác định và ngăn chặn các đường dây buôn bán ma túy, đồng thời trao đổi thông tin về những kẻ cầm đầu và những người tham gia tích cực trong các hoạt động này. băng đảng ma túy.
Các bên ghi nhận tầm quan trọng của các cuộc tiếp xúc dưới hình thức đối tác đối thoại với Hiệp hội Cảnh sát Quốc gia các nước
Vẫn còn tiềm năng tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Bộ Nội vụ Nga và Bộ Công an Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo nhân lực. Năm 2023, Bộ Nga hỗ trợ sáng kiến của đối tác Việt Nam tăng số lượng cơ sở đào tạo tại các tổ chức giáo dục cấp ngành cho cán bộ của Bộ Công an Việt Nam.
Các biện pháp hỗ trợ xã hội cho gia đình người lao động hy sinh trong khi làm nhiệm vụ vẫn rất quan trọng. Hiện hai bên đang tổ chức trao đổi các đoàn trẻ em từ các gia đình như vậy, có chương trình giải trí và văn hóa cho trẻ. Vào tháng 7 năm nay, theo lời mời của Bộ Nội vụ Liên bang Nga, 17 thanh niên Việt Nam đã đến thăm Nga. Họ đã được tới tham quan danh lam thắng cảnh của Matxcơva và St. Petersburg. Đầu tháng 11, 16 em từ Nga sẽ tới Hà Nội.
Phái đoàn Nga do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên bang Nga dẫn đầu được mời tới hội trường, nơi Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Tô Lâm trao tặng Huân chương Hữu nghị cho Vladimir Kolokoltsev.
Người đứng đầu Bộ Nội vụ Nga cảm ơn
và bày tỏ tin tưởng vào sự phát triển hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực thực thi pháp luật vì lợi ích tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Ngày nay, họ Tô ở xã Nghĩa Trụ tập trung đông nhất ở thôn Tam Kỳ với khoảng 10 chi: Chi họ Tô cụ Đốc Nam, chi họ Tô cụ Đốc Đông, chi họ Tô Xuân, chi họ Tô Trân, chi họ Tô cụ Đám Ký...
Ngoài ra, xã Nghĩa Trụ còn các chi họ Tô ở thôn Phúc Thọ, thôn Đồng Tỉnh, thôn Đại Tài.
Nhà tưởng niệm Liệt sỹ Tô Hiệu, xã Nghĩa Trụ (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).
Dù ở giai đoạn nào, dòng họ Tô ở xã Nghĩa Trụ (Văn Giang) cũng có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Tiêu biểu là phó bảng Tô Huân, Đốc học Hải Dương, đỗ phó bảng năm Mậu Thìn (1868); cử nhân đốc học Nam Định Tô Ngọc Nữu.
Ngoài ra, còn có nhiều người đỗ cử nhân hoặc tương đương như: Tô Thuần, Tô Hiến, Tô Đăng...Trong đó, không thể không nhắc đến Tiến sĩ Tô Trân, Tuần phủ Định Tường, đỗ tiến sĩ năm Bính Tuất (1826). Sau đó, ông giữ chức Hàn lâm viện biên tu.
Sau được thăng làm Tuần phủ Định Tường, thường xuyên đối phó với sự xâm phạm, quấy nhiễu của nước Chân Lạp.
Năm 1848, ông giữ chức Tả tham tri bộ Lễ, làm việc ở sử quán và kiêm nhiệm vụ Nhật giảng quan ở Kinh Diên.
Sự nghiệp lớn lao mà ông để lại cho hậu thế là các công trình sử học như: Minh Mạng chính yếu, Đại Nam thực lục.
Đến thế kỷ XX, XXI, đội ngũ trí thức yêu nước, nhân tài của dòng họ Tô ở Văn Giang ngày càng đông đảo và có nhiều đóng góp trên các lĩnh vực.
Trong đó, giai đoạn đấu tranh kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trong hàng ngũ cán bộ cách mạng có không ít trường hợp cả vợ - chồng, anh - chị - em ruột cùng giác ngộ lý tưởng cộng sản và tham gia các phong trào đấu tranh yêu nước, giải phóng dân tộc. Hai anh em ruột Tô Chấn, Tô Hiệu ở Tổng Xuân Cầu là trường hợp như thế.
Tô Chấn sinh năm 1904. Từ năm 1925, đồng chí tham gia các hoạt động trong các tổ chức yêu nước ở Hà Nội, Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ.
Năm 1927, đồng chí tham gia tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học đứng đầu và trở thành đảng viên cốt cán, được cử làm Đảng trưởng kỳ bộ Nam Kỳ.
Năm 1930, khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Nguyễn Thái Học bị thực dân Pháp kết án tử hình.
Tô Chấn được đề cử thay Nguyễn Thái Học và tiến hành mưu sát tên toàn quyền Đông Dương Pasquier và tên toàn quyền Nam Dương Degreff.
Việc chưa thành, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và kết án tử hình, sau đó giảm xuống tù chung thân và đày ra Côn Đảo. Giai đoạn 1930 – 1936, đồng chí trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương và hăng hái tham gia các phong trào đấu tranh chống chế độ hà khắc của nhà tù...
Năm 1936, đồng chí được Chi bộ nhà tù bố trí vượt tù cùng với một số đồng đội khác. Trong quá trình vượt xiềng xích ngục tù, các đồng chí hy sinh trên biển.
32 năm cuộc đời, đồng chí Tô Hiệu (1912 – 1944) có hơn một nửa thời gian tham gia hoạt động cách mạng và lãnh đạo nhiều phong trào đấu tranh ở Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng và các tỉnh miền duyên hải Bắc Bộ.
Năm 1940, khi bị thực dân Pháp đày lên nhà tù Sơn La, đồng chí vẫn tích cực tham gia đấu tranh các chế độ hà khắc của thực dân với người tù, thành lập Chi bộ nhà tù Sơn La; đồng chí biến nhà tù thành trường học, đào tạo nhiều cán bộ cốt cán cho Đảng, cách mạng.
Năm 1944, trước khi hy sinh, đồng chí vẫn trăn trở căn dặn đồng đội “Ánh sáng ngày mai đã ló ở chân trời, hãy chuẩn bị đương đầu với những thử thách lớn nhất!”.
Thời kỳ này còn có nhà văn hóa lớn Tô Ngọc Vân ở Xuân Cầu, danh họa nổi tiếng của nền hội họa hiện đại Việt Nam.
Ông hy sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật.
Ngoài các bậc cách mạng tiền bối, danh nhân văn hóa tiêu biểu kể trên, dòng họ Tô ở Văn Giang còn có những người con ưu tú như: Đồng chí Tô Quang Đẩu, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội; đồng chí Tô Gĩ (Lê Giản) nguyên Bộ trưởng Bộ Công an đầu tiên của chính quyền cách mạng; đồng chí Lê Văn Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội là cháu ngoại cụ Đốc Nam Tô Ngọc Nữu...
Ngày nay, những người con họ Tô ở mảnh đất Văn Giang dù ở đâu, làm gì cũng luôn khắc ghi về truyền thống dòng họ, quê hương để tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp xây dựng Đảng, phát triển đất nước.
Trong đó, các thành viên họ Tô ở Văn Giang đã có nhiều đóng góp trên các lĩnh vực khác nhau như: Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Giáo sư – Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh, Nghệ sỹ ưu tú Tô Lan Phương; Tiến sỹ Tô Thị Tường Vân...
Để giáo dục thế hệ sau truyền thống hào hùng của quê hương, tri ân, tưởng nhớ những đóng góp của các nhà hoạt động cách mạng, danh nhân văn hóa họ Tô, ngày nay, huyện Văn Giang có một số công trình mang tên các nhà cách mạng họ Tô như: Đường Tô Hiệu, trường Tiểu học Tô Hiệu ở xã Nghĩa Trụ, trường mầm non Tô Quyền, xã Nghĩa Trụ, Quỹ học bổng Tô Hiệu, Quỹ học bổng Tô Quyền...
Đồng chí Đỗ Thị Thanh, Hiệu trưởng Trường mầm non Tô Quyền chia sẻ: Tập thể cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh nhà trường đều rất tự hào khi được làm việc, gửi con theo học tại ngôi trường mang tên anh hùng LLVT nhân dân Tô Quyền.
Đồng chí Vũ Văn Tiệp, Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Trụ (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) cho biết: Năm 2021, xã đã hoàn thành nâng cấp, xây dựng thêm dãy phòng học trường Tiểu học Tô Hiệu.
Quỹ học bổng Tô Hiệu được thành lập từ năm 1996 đến nay là niềm động viên, khích lệ kịp thời các học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.
Quỹ học bổng Tô Quyền do thành viên dòng họ Tô quản lý góp phần tạo động lực cho các em học sinh thi đỗ đại học của xã nỗ lực trên con đường chinh phục tri thức.
Ngoài ra, các thành viên dòng họ Tô dù sinh sống, làm việc ở nơi đâu luôn nhớ về dòng họ, quê hương, có nhiều đóng góp vào các phong trào, hoạt động của địa phương...
Thắp nén nhang thơm tại Nhà tưởng niệm liệt sỹ Tô Hiệu, chúng tôi không khỏi tự hào, kiêu hãnh về các bậc tiền bối đi trước. Tin tưởng rằng, các thành viên họ Tô nói riêng và Nhân dân xã Nghĩa Trụ nói chung sẽ tiếp tục học tập, rèn luyện, lao động và trưởng thành, đóng góp tích cực vào sự phát triển của quê hương, đất nước...